Xem những ảnh GIF này để thấy smartphone màn gập đầu tiên trên thế giới Royole Flexpai hoàn thiện kém đến mức nào
Những sản phẩm được ra mắt quá sớm là những sản phẩm chất lượng thấp nhất!
- Quyết chiến Xiaomi và Huawei, Oppo ra mắt K3 tại Việt Nam với chip Snapdragon 710, camera thò thụt, vân tay dưới màn hình, giá 6.99 triệu
- Galaxy Note 10 - minh chứng cho thấy Samsung là cái tên duy nhất vẫn nuôi hy vọng thay thế laptop bằng smartphone
- Vì sao Huawei hay Xiaomi đều từ bỏ nhận diện khuôn mặt rồi mà Google lại đưa lên Pixel 4?
Royole Flexpai là một trong những sản phẩm 'dị' nhất của năm nay, được làm ra bởi một hãng có lẽ không mấy ai biết tên, nhưng lại được bán ra thị trường trước smartphone màn hình gập của 2 ông lớn Samsung (với Galaxy Fold) và Huawei (chiếc Mate X). Mặc dù sản phẩm này lạ mắt đến mức nào, thì vẫn bị mọi người chê bai nặng nề vì chất lượng hoàn thiện thấp, phần mềm còn quá nhiều lỗi.
Đầu tiên, Flexpai được hoàn thiện hoàn toàn bằng nhựa, lại rất to và dày. Mặc dù nó có giá lên tới hơn 1300 USD (tức bằng những smartphone 'thông thường' cao cấp nhất hiện nay), nhưng cầm trên tay không cho cảm giác 'sang' một chút nào. Phần viền được làm rất dày, đặc biệt là ở bên trái - nơi đặt hệ thống camera duy nhất của máy.
Màn hình dẻo ở giữa cũng không khá hơn chút nào, khi có những điểm sáng tối khác nhau, không đồng đều. Dẫu biết hãng phải sử dụng nhựa để làm màn hình, nhưng đây là loại nhựa rẻ tiền nên cảm giác không khác gì những chiếc iPad nhái từ Trung Quốc 5 năm về trước.
Cơ chế đóng mở của máy cần khá nhiều lực, nhưng sau một thời gian sử dụng có lẽ cũng quen. Nhưng trong một vài lần đầu, ta cảm tưởng như đang 'bẻ' máy làm đôi mỗi khi phải thực hiện thao tác này.
Phần bản lề của máy nhìn khá là giống chiếc Microsoft Surface Book, và giống như tên của máy thì 'cong' (Flex) lại mỗi khi đóng mở. Nhưng cũng giống như Surface Book, bản lề làm cho máy không thể đóng lại được hoàn toàn, tạo ra 1 khoảng trống lớn giữa 2 phần màn hình. Tuy vậy hãng cũng đã có nam châm để máy giữ nguyên vị trí, nên cũng cho cảm giác chắc chắn hơn.
Nhược điểm nằm ở việc máy khá là dày khi đúng vào. Nó dày đến nỗi không thể cho vào được túi quần, gần như xóa bỏ luôn tính di động của một chiếc smartphone. Và còn đó những khiếm khuyết về phần mềm. Flexpai sử dụng Android 9 giống như bao smartphone khác trên thị trường, trên nền một giao diện 'nhẹ', không có quá nhiều tùy biến mang tên WaterOS. Mặc dù tùy biến không nhiều, nhưng hệ điều hành trên Flexpai rất nhiều lỗi, nên làm những công việc thông thường cũng trở nên khó khăn!
Máy cũng thường giật lag mỗi khi chuyển từ chế độ mở (máy tính bảng) và đóng (smartphone). Các ứng dụng như camera hay bảng thông báo cũng tự dưng mở mà không có bất cứ tác động nào của người dùng. Chỉ dùng 30 phút thôi, tôi cũng cảm thấy bực mình đến 'bứt tóc'!
Tất cả những nhược điểm này không đến từ cấu hình, khi máy được trang bị vi xử lý Snapdragon 855 mạnh mẽ, 6 / 8GB RAM cùng 128 / 512GB bộ nhớ trong. Máy cũng có thêm khe thẻ nhớ micro SD và viên pin 3,970mAh.
Cá nhân tôi chắc chắn sẽ không mua 'thiết bị' này, vì thực sự cách sử dụng của tôi không có lợi từ một chiếc máy nửa máy tính bảng nửa smartphone. Kèm theo đó, Flexpai cho cảm giác như một chiếc máy chưa được hoàn thiện đã bị bán ra thị trường. Với cân nặng 346g, máy nặng nề hơn rất nhiều so với các smartphone trên thị trường (thường chỉ rơi vào khoảng 200g). Ở chế độ máy tính bảng, Flexpai cũng có màn hình tỷ lệ 4:3 khá là 'lạ', không được hỗ trợ bởi đa số các ứng dụng hiện nay.
Flexpai mặc dù đạt danh hiệu chiếc smartphone có màn hình gập đầu tiên được bán ra trên thị trường, nhưng việc người dùng có nên mua nó về sử dụng không lại là một dấu chấm hỏi rất lớn!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời