Xiaomi quay trở lại cuộc đua ngoạn mục nhờ bán hàng offline cùng thị trường mới giàu tiềm năng Ấn Độ
Những cửa hàng này cùng thị trường Ấn Độ đã giúp hãng điện thoại Trung Quốc gia tăng doanh số đến 70% so với quý trước.
Mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía Xiaomi.
Công ty vừa mới thông báo về con số xuất xưởng kỷ lục đến 23,16 triệu điện thoại trong quý vừa qua, tăng hơn 70% so với quý trước đó.
Với mức tăng trưởng đáng phấn khởi này, Xiaomi đã âm thầm đánh bại các đối thủ cạnh tranh đồng hương của mình như: Oppo, Vivo và Huawei ở Trung Quốc. Trong khi họ vẫn duy trì các kênh bán hàng online truyền thống của mình, gần đây Xiaomi đã tìm đến kênh bán hàng thông qua các cửa hàng thực để gia tăng sự hiện diện. Và chiến lược này thực sự đã cho thấy thành quả của mình.
Không chỉ có vậy, trong khi Xiaomi từ chối cung cấp số lượng hàng xuất xưởng theo từng quốc gia, các con số cho thấy một phần của đà tăng trưởng này đến từ các thị trường như Ấn Độ, nơi doanh thu đã tăng đến 328% so với năm ngoái, để vươn lên chiếm vị trí số hai về thị phần tại quốc gia này. Ngoài ra, các thị trường mới khác như Nga cũng giúp gia tăng lượng điện thoại xuất xưởng trong quý này.
“Tôi đã nói với mọi người vào đầu năm nay rằng, thời điểm khó khăn nhất đã ở sau lưng chúng tôi. Tôi cũng đặt ra một mục tiêu doanh thu khiêm tốn chỉ ở mức 100 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay. Giờ tôi tự tin rằng chúng tôi có thể đạt được mục tiêu này.” Ông Lei Jun, CEO của Xiaomi, cho biết trong tuyên bố của mình với nhân viên.
Ông Lei cũng đề ra một mục tiêu mới tham vọng hơn cho công ty, khi xuất xưởng đến 100 triệu chiếc điện thoại trong năm 2018. Hy vọng rằng mục tiêu lần này sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho công ty so với một mục tiêu đầy tham vọng tương tự trước đây.
Theo CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"