Xiaomi tiếp tục câu chuyện về tốc độ phát triển "thần kỳ": Tăng trưởng tới 1455% tại Indonesia
Từ con số 107.000 thiết bị Xiaomi được bán ra hồi Q1/2017, sang tới Q1/2018, con số này đã lên tới 1,7 triệu chiếc.
Tốc độ phát triển của Xiaomi đang tăng nhanh một cách chóng mặt. "Apple Trung Quốc" vừa công bố doanh số sản phẩm bán ra ở mức kỷ lục trên toàn thế giới, và đang dần dần trở thành một đối thủ đáng gờm của những gã khổng lồ công nghệ "có máu mặt" như Samsung hay Apple. Sau khi giành được danh hiệu nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 trên thế giới, Hạt gạo nhỏ cũng vừa ẵm về ngôi vị hãng điện thoại nắm thị phần nhiều thứ 2 tại Indonesia.
Theo số liệu của báo cáo do công ty phân tích thị trường Canalys, Xiaomi đã gặt hái được rất nhiều thành công với việc chiếm tới 18,3% số lượng "dế cưng" bán ra trong Q1/2018 (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong quý trước, chỉ có ông lớn Hàn Quốc Samsung mới đủ sức vượt mặt đứa con tinh thần của Lei Jun, đạt được 25,5% thị phần. Nhà sản xuất smartphone xứ kim chi đã bán được tới 2,3 triệu máy, còn Xiaomi cũng tỏ ra không kém cạnh là bao khi đạt 1,7 triệu thiết bị.
Xiaomi cũng cho biết mức độ tăng trưởng của họ tại Indonesia so với năm ngoái đạt 1455%, bởi so với cùng kỳ năm trước con số này khá khiêm tốn – chỉ 107.000 smartphone. Đây chắc chắc là một trong những cú nhảy vọt đáng kinh ngạc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử của thị trường điện thoại. Ở vị trí thứ 3 là OPPO với 1,5 triệu máy (tương đương với Q1/2017) và nắm 16,8% thị phần, còn đứng thứ 4 là Vivo với 6,5% - tức 600.000 thiết bị được bán ra.
Theo Gizmochina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI