Xin lỗi Mark, chatbot của anh chỉ là trò trẻ con so với những gì Microsoft đã làm
Chatbot được Facebook trang bị cho Messenger đòi hỏi tác giả phải biết code nhưng lại theo sau chatbot của Microsoft về khả năng bóc tách ngôn ngữ và giao tiếp như con người.
Sau khi các thông tin về bộ chatbot Facebook xuất hiện từ tận năm ngoái, đến sự kiện hội nghị các nhà phát triển F8 năm nay đã chứng kiến mạng xã hội này ra mắt tính năng chatbot. Nhưng trong khi Facebook đã rục rịch phát triển chatbot từ lâu thì Microsoft lại là tên tuổi đi trước nhờ một loạt chatbot rất thú vị ra mắt tại sự kiện Build do hãng này tổ chức từ tháng trước.
Cuộc cách mạng chatbot đã bắt đầu. Giữa 2 ông lớn thuộc top thống trị thế giới, chatbot của Microsoft và Facebook, ai siêu việt hơn?
Câu trả lời đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Chatbot của Facebook là một thứ ứng dụng thô sơ
Trong màn trình diễn tại Build 2016, ai cũng có thể thấy rằng chatbot của Microsoft là một chatbot thực sự. Đây là những con robot có khả năng chat bằng ngôn ngữ người.
Những gì Facebook ra mắt tại F8 chỉ là trò trẻ con so với Microsoft. Ngay sau khi bạn lựa chọn cuộc hội thoại với chatbot trên nền Messenger, ứng dụng này sẽ hiển thị ra một giao diện đơn giản thông qua các nút bấm được cung cấp sẵn trên màn hình. Chatbot này cũng có khả năng nhận diện các thông tin trong câu chat của bạn nhưng chủ yếu là qua những câu lệnh ngắn đi thẳng vào chủ đề, ví dụ như "London" hoặc "News $TWTR" (tìm thông tin về Twitter).
Với giao diện dạng menu thô sơ, Facebook đơn giản chỉ mang tầm nhìn dùng chatbot thay thế cho các ứng dụng trong khi Microsoft mang tầm nhìn dùng chatbot để thay thế cho con người.
Facebook không có những công cụ phát triển dành cho người "mù IT"
Cả Facebook và Microsoft đều mang chung một tầm nhìn khi ra mắt chatbot: những con robot này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng của mình một cách dễ dàng hơn. Nhưng tại F8, Facebook không hề ra mắt được một công cụ nào nhắm trực tiếp vào đối tượng người dùng quản lý doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing không có hiểu biết về lập trình. Để tạo được chatbot cho Facebook Messenger, bạn sẽ phải dùng tới những dòng code phức tạp.
Microsoft thì khác: trên sân khấu Build 2016, gã khổng lồ phần mềm ra mắt một công cụ bóc tách ngôn ngữ thành các thành phần khác biệt nhau (hành động, đối tượng, địa điểm và thậm chí là… loại pizza). Ví dụ, khi bạn gửi đi tin nhắn "tôi muốn gọi pizza pepperoni cỡ lớn", chatbot của Skype sẽ phát hiện ra 2 thông tin cần thiết là loại pizza (pepperoni) và kích cỡ (lớn).
Cũng bằng cơ chế bóc tách ngôn ngữ này, chatbot của Microsoft có thể phát hiện các thành phần còn thiếu trong câu như địa điểm giao hàng hay thời điểm giao hàng. Bất kỳ ai cũng có thể chia các câu nói mà khách hàng thường sử dụng để đặt hàng ra thành nhiều thành phần như vậy.
Nói cách khác, chatbot của Microsoft là chatbot dành cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên, các coder vẫn sẽ có chỗ đứng trên nền tảng của Microsoft, nhưng công việc của họ sẽ là những công việc phức tạp đòi hỏi đầu óc thay vì xây dựng lại những đoạn hội thoại thô sơ.
Trợ lý ảo cao cấp và AI tri giác đứng đằng sau chatbot Skype
Vẫn với khả năng bóc tách ngôn ngữ trực quan, bạn có thể dạy cho chatbot Skype những từ như "nhỏ", "đế xúc xích" hay "vị hải sản" thuộc về nhóm từ kích cỡ, loại đế hay vị pizza. Nhưng khả năng học hỏi của chatbot Skype không dừng lại ở đó. Tại Build 2016, Microsoft cũng đã ra mắt tới 22 API cho phép nhận diện hình ảnh, giọng nói về nhiều thông tin mức cao khác (như xu hướng trên mạng xã hội). Những API này hứa hẹn tạo ra những chatbot siêu thông minh cho ứng dụng chat/thoại video của Microsoft. Trong một tương lai không xa, bạn thậm chí có thể đăng tải một bức ảnh chụp bản thân và chatbot Skype sẽ gợi ý kiểu dáng, màu sắc quần áo cho bạn.
So với Facebook, Microsoft cũng đang sở hữu một mảnh ghép quan trọng để tạo nên cuộc hội thoại hoàn hảo giữa người và máy: trợ lý ảo thực sự thông minh. Hiện tại, Facebook cũng đã tham vọng hoàn thiện trợ lý ảo M, nhưng mô hình hoạt động của trợ lý ảo này thực chất vẫn cần sử dụng quá nhiều tới con người. Khi bạn ra lệnh cho M, ứng dụng nền Messenger này thực chất sẽ chuyển yêu cầu của bạn tới một nhóm nhân viên Facebook để những người đó làm nhiệm vụ tra cứu thông tin và đặt hàng thay cho bạn. Có lẽ, chính bởi mô hình vừa đắt đỏ, vừa kém bảo mật này mà sau một năm thử nghiệm, Facebook vẫn chưa sẵn sàng đưa M tới đông đảo người dùng.
Không phải vô cớ mà màn trình diễn của Mark Zuckerberg về chatbot tại F8 chỉ kéo dài vài phút trong khi màn trình diễn về chatbot tại Build 2016 có thời lượng vài chục phút. Có lẽ, mạng xã hội số 1 hành tinh hiểu rõ rằng tính năng chatbot của mình không thể bì kịp với nền tảng ấn tượng mà Microsoft đã ra mắt trước đó 2 tuần lễ. Sự kiện hội nghị các nhà phát triển của Facebook đã qua đi, và có lẽ phải một năm nữa mạng xã hội này mới có thể bắt kịp những con chatbot vừa thông minh, vừa dành cho tất cả mọi người như Microsoft.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4