'Xin lỗi' - Thứ đáng sợ nhất thung lũng Silicon lúc này: Sếp công nghệ thi nhau nói, sau đó hàng chục nghìn người mất việc
Câu cửa miệng “Xin lỗi” lặp đi lặp lại trong các công ty công nghệ, trong bối cảnh khủng hoảng cắt giảm nhân sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
- Vì sao tỷ phú Elon Musk thường gửi email cho nhân viên vào giờ trái khoáy?
- Chân dung Vitalik Buterin: Thần đồng toán học, đồng sáng lập Ethereum và niềm tin vào metaverse
- Nhân viên nháo nhào đòi bán tài sản, tỷ phú đứng sau sàn tiền số FTX từng sở hữu hàng chục tỷ đô giờ sắp 'không còn một đồng'
- FTX đệ đơn xin phá sản, tỷ phú Sam Bankman-Fried thông báo từ chức CEO
Các nhà lãnh đạo công nghệ, sau nhiều năm cố gắng làm dày danh mục tuyển dụng, đang chuyển sang một thông điệp đáng buồn: Xin lỗi, chúng tôi đã phát triển quá nhanh, theo WSJ.
Hôm thứ Tư, Mark Zuckerberg chính thức gia nhập nhóm các “CEO hối cải” sau khi Meta thông báo cắt giảm 11.000 người, tương đương 13% tổng số nhân sự. “Tôi muốn chịu trách nhiệm cho những quyết định này và cho tình huống mà chúng ta đang gặp phải. Tôi biết đây là việc khó khăn với tất cả mọi người và tôi đặc biệt xin lỗi về những ảnh hưởng đó”, Mark viết trong bức tâm thư gửi 87.000 nhân viên.
Cách đó ít lâu, Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter cũng có một vài tâm sự mỏng sau khi chủ sở hữu mới của nền tảng truyền thông xã hội, Elon Musk, cắt giảm 50% nhân viên. “Tôi đã phát triển quy mô công ty quá nhanh. Tôi xin lỗi vì điều đó”, ông Dorsey nói.
Sam Bankman-Fried, người sáng lập công ty giao dịch tiền điện tử Alameda Research và sàn giao dịch tiền điện tử FTX, mới đây cũng ngậm ngùi nói câu xin lỗi sau tất cả những gì đã xảy ra.
“Tôi xin lỗi vì đã không thể làm tốt hơn. Tôi sẽ cố gắng làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tài sản và khoản đầu tư của khách hàng”, Bankman-Fried viết trong một bức thư gửi các nhà đầu tư. “Tôi ước mình có thể cho các bạn thêm thông tin chi tiết ngay bây giờ”.
Câu cửa miệng “Xin lỗi” lặp đi lặp lại trong các công ty công nghệ, trong bối cảnh khủng hoảng cắt giảm nhân sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Tôi nhận trách nhiệm về mình vì đã phát triển công ty quá nhanh”, Jeff Lawson, Giám đốc điều hành Twilio cho biết trong một lá thư gửi nhân viên vào tháng 9, sau tuyên bố cắt giảm 11% nhân sự công ty truyền thông đám mây.
Thông điệp này phần nào phản ánh của sốc của các CEO trước sự suy thoái mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Đối với một số giám đốc điều hành, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ đến thế.
Trước đây, chứng kiến lượng người dùng trực tuyến tăng mạnh trong khoảng thời gian phong tỏa do COVID-19, các công ty công nghệ vội đẩy nhanh quá trình tuyển dụng để tận dụng cơ hội và tích lũy nhân tài.
Trong đó, Zuckerberg tăng 80% số lượng nhân viên kể từ khi đại dịch bắt đầu lên khoảng 87.000 nhân viên. Alphabet, công ty mẹ của Google chiêu mộ thêm gần 68.000 nhân viên, tăng khoảng 57% so với trước đây. Trong khi đó, số lượng nhân viên Twitter tăng hơn gấp đôi sau 2 năm COVID-19. Twilio cũng tăng gấp 3 nhân sự lên 8.992 người.
Phong tỏa dỡ bỏ, nhu cầu đối với mọi thứ, từ quảng cáo kỹ thuật số đến chip nhớ, đều giảm mạnh. Người tiêu dùng quay trở lại với thói quen cũ, cộng thêm gánh nặng về triển vọng kinh tế trong dài hạn. Chỉ số Nasdaq chuyên về công nghệ đã giảm hơn 30% trong năm nay.
“Các công ty công nghệ kiếm được rất nhiều tiền. Họ không muốn thua trong bất kỳ cuộc đua nào. Sau đó, bữa tiệc bất ngờ dừng lại”, Jeff Hunter, Giám đốc điều hành của Talentism, bình luận.
Zuckerberg, trong phát biểu hôm thứ Tư, đã nhìn lại sự tăng trưởng đột biến về doanh thu khi đại dịch bắt đầu. “Nhiều người dự đoán đợt tăng tốc này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi đại dịch kết thúc. Tôi cũng nghĩ vậy, do đó quyết định tăng đáng kể các khoản đầu tư. Thật không may, những điều này đã không như những gì tôi nghĩ”, CEO Meta nói. Được biết quyết định cắt giảm nhân sự được đưa ra sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội này công bố 2 quý liên tiếp sụt giảm doanh thu quảng cáo, lần đầu tiên trong lịch sử của công ty.
Theo WSJ, làn sóng sa thải đang trải dài trên khắp lĩnh vực công nghệ. Nhà sản xuất chip Intel cho biết họ đang cắt giảm phần lớn lực lượng lao động, trong khi Peloton Interactive sa thải gần một nửa số nhân viên sau 4 đợt cắt giảm mạnh. Công ty môi giới trực tuyến Robinhood Markets cũng cắt giảm khoảng 23% các vị trí hiện tại.
Khi đại dịch bùng phát, các công ty bán lẻ trực tuyến trở thành vị cứu tinh khi nhiều người dựa vào đây để mua hàng trong khi bị mắc kẹt. Điều này thúc đẩy Amazon tăng gấp đôi số nhân lực lên khoảng 1,5 triệu, đồng thời mở hàng trăm nhà kho mới, trung tâm phân loại và các cơ sở hậu cần khác để đáp ứng nhu cầu. Lợi nhuận gã khổng lồ này tăng lên gần gấp 3.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Amazon đang phải thiết lập lại hoạt động kinh doanh sau khi chứng kiến thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử. Gần 100.000 nhân viên bị sa thải trong quý II, ngay cả khi tập đoàn khẳng định đang mở rộng các kho hàng để đáp ứng nhu cầu trong kỳ nghỉ.
Quyết định sa thải phản ánh phần nào nỗ lực đánh giá lại hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ, theo John Chambers, một nhà đầu tư công nghệ. “Tăng trưởng che đậy rất nhiều sai lầm. 12 năm phát triển không ngừng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ phải đánh đổi”.
“Khi bạn đang ở chế độ tăng trưởng, thật khó để để tâm đến các điều chỉnh mà bạn lẽ ra cần phải làm”, Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google cho biết. “Khoảnh khắc này đã cho chúng tôi một cơ hội,”.
Theo: WSJ, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín