Xu hướng thiết kế của tương lai là phủ vải lên thiết bị điện tử - Hãy nhìn Google, Microsoft mà xem
Bạn hãy làm quen với xu hướng mới này đi, quên đi cái hình ảnh một thứ đồ điện tử đen đúa và đầy góc cạnh.
- Ngắm nhìn ngôi trường "xịn" nhất nước Mỹ với tòa nhà chọc trời được thiết kế tiết kiệm đến 90% năng lượng
- Thiết kế cầu như tấm hình này có lợi không?
- Bằng đèn LED, công ty này đã biến những tòa nhà cao ốc cũ kỹ trở thành tuyệt tác nghệ thuật hiện đại
- Đây là chiếc đèn LED sáng nhất trên thế giới, đến mức có thể khiến bạn bị mù tạm thời
Đầu năm nay, khi mà Microsoft cho ra mắt chiếc laptop Surface Pro, có một điểm đặc biệt mềm mại trên máy mà ai cũng phải tram trồ. Ngoài nhựa, nhôm và kính, trên bàn phím còn được phủ một lớp vải alcantara – thứ vật liệu được dùng trong túi xách, ô tô cho đến tàu Vũ trụ của Elon Musk.
“Ai ai được chúng tôi cho xem sản phẩm cũng đều trầm trồ: Ồ, thật ngầu”, Ralf Groene, trưởng ban thiết kế công nghiệp cho thiết bị của Microsoft nói. “Và rồi một số người lo lắng. Họ nói rằng chúng tôi không thể đặt vải lên laptop được; chẳng ai làm thế cả”.

Vải Alcantara được phủ lên chiếc Surface.
Đúng, trước giờ chưa ai làm thế cả. Nhưng trong thời đại mới này, vải vóc đang len lỏi vào thiết kế đồ điện ngày một nhiều. Đầu tháng này, Google cho ra mắt sản phẩm Home Mini mới, được bọc một lớp vải đan mắt cáo dễ giặt, với một thiết kế cho phép nó “ngụy trang”, lẫn vào môi trường xung quanh. “Đã có người khen sản phẩm này rất thân thiện”, Isabelle Olsson, trưởng trưởng ban thiết kế phần cứng tại Google nói. “Tôi coi đó như một lời khen, bởi đó chính là thứ mà chúng tôi đang theo đuổi”.

Isabelle Olsson.
Mười năm trước, mọi chuyện khác ngày nay nhiều. Lúc ấy, Apple mới ra mắt chiếc Macbook Pro đầu tiên, một chiếc hộp nhiều phần xấu xí. Dell vừa mở bán chiếc laptop nhựa to đùng. Lúc ấy, xu hướng thiết kế là “hiện đại, mang hơi thở tương lai” chứ không phải “thân thiện”. Khi mà công nghệ len lỏi vào cuộc sống con người, thì tư duy ấy dần thay đổi.
Ngày nay, những công ty như Google hay Microsoft quan tâm nhiều tới việc làm cho người sử dụng thoải mái hơn với công nghệ của mình, bởi lẽ người dùng sẽ nhìn thấy những thiết bị ấy ở mọi nơi mọi chỗ. Và điều đó đã khiến nó mềm mỏng, êm ái hơn.
“Nếu bạn nhìn về quá khứ, bạn sẽ thấy có một truyền thống rằng đồ điện tử thì phải có hình khối, làm bằng nhựa màu đen và phải có góc cạnh một chút. Người ta vẫn coi trọng tính năng hơn là vẻ ngoài”, Olsson nói. “Với chúng tôi, tính thẩm mỹ và việc hòa vào không gian ngôi nhà cungx là một phần tính năng nó phải có”.

Thiết kế của Google Home Mini, một thiết bị phủ vải khác.
Năm 2010, họ thử nghiệm một loại vật liệu mới để cho sản phẩm của mình mềm mại hơn. Vài năm sau, Microsoft hợp tác với Alcantara để tạo ra một loại vải phủ không co giãn, không bị phồng rộp hay co lại khi gặp nhiệt độ biến động. Nó cần phải kháng bụi bẩn nữa nên là Microsoft phủ lên lớp vải Alcantara một lớp nhựa tổng hợp cực mỏng, khiến cho vải vừa kháng bụi mà vẫn giữ được cảm giác mềm mại, êm ái.
Cả Google và Microsoft đều thấy được rằng vải phủ là vật liệu chủ chốt của thiết kê đồ điện tử tương lai, và bạn hãy đừng ngạc nhiên khi thấy vải được phủ lên những thứ bạn sẽ mua sau này. Nó đang là xu hướng đó.
Ta đang đắp lên thân những thiết bị nhàm chán một lớp áo mới, đây là hành động “nhân hóa” công nghệ đáng được tán dương.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android