Dịch vụ 3G đã chiếm tới 60% doanh thu của nhà mạng di động tại Việt Nam.
Vào thời điểm tháng 4/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp 4 giấy phép triển khai 3G, nhà mạng Viettel đầu tư tới 800 triệu USD trong 3 năm đầu tiên và MobiFone cam kết có chất lượng 3G tốt nhất sau 3 tháng triển khai. Mặc dù vậy vẫn có không ít hoài nghi về chất lượng cũng như tiềm năng của dịch vụ đắt đỏ này tại thị trường Việt Nam.
Điểm hạn chế lớn nhất của dịch vụ 3G tại VN khi mới triển khai là chất lượng dịch vụ còn hạn chế, vùng phủ sóng hẹp và thiết bị đầu cuối quá đắt đỏ so với thu nhập bình quân. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, những yếu tố trên đã được khắc phục và đưa 3G trở thành một phần không thể thiếu của phần lớn người dùng.
(ảnh minh họa)
Theo số liệu từ Sách Trắng CNTT-TT 2014 được Bộ TT&TT công bố ngày 28/10 vừa qua, số lượng thuê bao tại VN đã giảm 8 triệu (tương đương 6%) xuống 123,7 triệu. Trong khi đó ở chiều hướng ngược lại, thuê bao 3G tăng thêm 4 triệu (tương đương 25,4%) lên 19,7 triệu.
Sự tăng trưởng mạnh của 3G không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia viễn thông và đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới. So với thời điểm khi mới triển khai, giá cước 3G đã thấp hơn cùng nhiều gói cước linh động, đặc biệt thiết bị đầu cuối gần như đã được phổ cập khi smartphone giá rẻ bùng nổ. Chỉ với 2 triệu đồng cùng một sim số cơ bản, người dùng đã có thể sử dụng dịch vụ 3G mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại sim số bán ra thị trường của ba nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel đã được cài đặt sẵn dịch vụ 3G với gói cước thấp nhất. Bên cạnh đó, thiết bị đầu cuối có thể tự động điền cấu hình kết nối thay vì phải gửi tin nhắn và đợi nhà mạng gửi tới 3 file cài đặt như trước đây. Động thái trên phần nào cho thấy nhà mạng đã coi 3G là dịch vụ cơ bản, không còn là dịch vụ giá trị gia tăng như trước.
Doanh thu mà 3G mang lại cho các nhà mạng đã chạm ngưỡng ~60%, thoại và SMS dần về ngưỡng bão hòa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, YouTube và sự xuất hiện của hàng loạt phương thức liên lạc mới (OTT, Video Call,...), có lẽ thiếu kết nối 3G là điều khó chấp nhận với đại đa số người dùng hiện đại.
Để thích ứng với thị trường, Viettel liên tiếp kiến nghị giảm cước thoại ngoại mạng ngang bằng nội mạng với hi vọng kích cầu hai dịch vụ cơ bản là thoại và SMS. Đây là kiến nghị hoàn toàn hợp lý vì nếu không giảm cước, hai dịch vụ trên khó có thể cạnh tranh với các ứng dụng OTT đang ngày càng lớn mạnh. Tại nhiều quốc gia, nhà mạng quốc cũng đã thực hiện chính sách mới, chỉ tính cước dữ liệu và miễn phí cước thoại.
Chưa rõ thời điểm áp dụng cũng như mức giảm cụ thể cho dịch vụ thoại và SMS, nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của 3G tại Việt Nam, chắc chắn người dùng sẽ sớm được dùng hai dịch vụ này với mức giá hấp dẫn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android