Xuất hiện AI cho rằng những bài diễn thuyết của Steve Jobs và Tim Cook đều do một biên kịch tạo ra

    Z-Lion,  

    Điều này giúp Tim Cook và đồng nghiệp duy trì được tinh thần của Steve Jobs trong các sự kiện của hãng. Nhưng sự thật đằng sao là thế nào?

    Sau sự ra đi đột ngột của Steve Jobs, Apple luôn cố gắng hết mình để tái hiện lại khả năng diễn thuyết đỉnh cao của ông trong các sự kiện của công ty mà mới đây nhất là lần ra mắt iPhone X vào ngày 12/9 vừa qua. Tuy nhiên, một trang web AI (trí tuệ nhân tạo) cho rằng Apple có được thành công này là bởi kịch bản các bài thuyết trình của cả Steve Jobs và Tim Cook đều do một biên kịch chuẩn bị mà thôi.

     Chỉ có một biên kịch đằng sau những bài thuyết trình của Steve Jobs và Tim Cook?

    Chỉ có một biên kịch đằng sau những bài thuyết trình của Steve Jobs và Tim Cook?

    Ứng dụng AI này có tên Emma do các nhà phát triển của Unicheck tạo ra. Đây thực chất là một trang web chuyên được các đại học sử dụng để kiểm tra đạo văn và nhiều vấn đề khác. Emma sử dụng các thuật toán tự học dựa trên quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích phong cách của người viết. Trang thông tin của Emma khẳng định Emma đã được thử nghiệm để mức độ chính xác đạt 85%.

    Trang web này hoạt động rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhập vào một văn bản có dộ dài 5.000 từ và AI này sẽ bắt đầu phân tích văn phong người viết. Sau đó, bạn chỉ cần đăng tải thêm văn bản với 200 từ khác để kiểm tra xem hai văn bản đó có phải do cùng một người viết không.

    Đội ngũ vận hành Emma đã nhập vào bài giới thiệu iPhone 4 và bài diễn thuyết tại Stanford năm 2005 của Steve Jobs để so sánh với bài thuyết trình tại sự kiện ra mắt iPhone năm 2016, tại WWDC 2017 và buổi ra mắt iPhone X vừa qua của Tim Cook.

    Với những bài thuyết trình ở sự kiện ra mắt iPhone 2016 và WWDC 2017, Emma khẳng định 100% đều là do một người viết. Với sự kiện iPhone X ngày 12/9 vừa rồi thì là 86%.

    AI Emma khẳng định chỉ có một biên kịch sau những bài thuyết trình của Steve Jobs và Tim Cook.

    Nếu đây là sự thật thì quả thật là một phát hiện thú vị, nhưng cũng đáng nghi ngờ. Chúng ta vẫn biết rằng Jobs đã nhờ đến biên kịch Aaron Sorkin viết kịch bản cho buổi bài phát biểu tại Stanford, nhưng Sorkin cho biết ông chỉ “sửa một số lỗi chính tả” mà thôi.

    Chắc chắn trước đây Apple có hẳn một đội ngũ chuyên viết kịch bản của mình, nhưng cuốn tự truyện chính thức của Steve Jobs lại cho thấy có lẽ ông luôn tự lên kịch bản cho những bài thuyết trình của mình. Nếu cuốn tự truyện này là đúng thì sau sự kiện tại Stanford đó, Apple đã có sự thay đổi trong cách làm việc. Nếu không, có lẽ Jobs đã “hiện hồn” và tiếp tục viết kịch bản cho Apple.

     Aaron Sorkin cho biết ông chỉ sửa lỗi chính tả trong kịch bản do Steve Jobs viết ra.

    Aaron Sorkin cho biết ông chỉ sửa lỗi chính tả trong kịch bản do Steve Jobs viết ra.

    Quan trọng hơn là không phải lúc nào AI này cũng hoạt động chính xác. Napier Lopez (thuộc trang Thenextweb) đã thử nhập vào bài viết 5.000 chữ của mình và so sánh với các tác giả khác của Thenextweb. AI này cho kết quả khoảng 80%, vẫn nằm trong khoảng mà công ty tuyên bố.

    Tuy nhiên, vấn đề là Emma luôn cho rằng các sản phẩm của Abhimanyu Goshal (một tác giả khác trên Thenextweb) là do Napier tạo ra với một trường hợp đạt 100%. Đáng chú ý là hai tác giả này thường viết về các chủ đề tương tự nhau.

    Có người cho rằng Siri chính là một AI “lâu đời” luôn hỗ trợ Apple chuẩn bị các bài thuyết trình từ trước đến nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Apple đã làm tất cả để duy trì phong cách và tinh thần của Steve Jobs.

    Sau tất cả, những bài thuyết trình của Steve Jobs sở hữu sức mạnh để định nghĩa cả một thế hệ công nghệ. Không phải ngẫu nhiên mà bộ phim Steve Jobs (do Sorkin viết kịch bản) lại nói về ba sản phẩm mà Apple cho ra mắt.

    Theo Thenextweb

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ