Xuất hiện startup mệnh danh "Uber trong lĩnh vực dọn rác"
Ứng dụng của Rubicon cho phép bạn đặt một xe chở rác như đặt một chuyến Uber, tất nhiên khoảng thời gian sẽ lâu hơn một chút.
Thuật ngữ “On-Demand Economy” được sử dụng để chỉ các hoạt động kinh tế tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ, các hoạt động này đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua sự cung cấp ngay tức thì hàng hóa hoặc dịch vụ.
Công ty thành công nhất với mô hình “On-Demand Economy” hiện nay có lẽ là Uber. Chính vì vậy người ta bắt đầu gọi vắn tắt lại các mô hình là “Uber cho dịch vụ lau dọn” chỉ Handy hay “Uber cho nhà hàng” chỉ SpoonRocket.
Hai start-up dưới đây được mệnh danh là “Uber cho rác thải” hãy cùng tìm hiểu xem họ đang làm những gì.
Công ty đầu tiên, Spoiler Alert, tiếp cận vấn đề rác thải theo một cách đặc biệt. Ý tưởng của họ rất đơn giản: giúp các công ty tặng hoặc thậm chí bán các đồ ăn thừa từ các bữa ăn tập thể thay vì đổ chúng đi. Spoiler Alert kết nối các công ty với các tổ chức phi lợi nhuận đang tìm kiến các nguồn hỗ trợ lương thực. Cả hai phía đều có lợi, các tổ chức phi lợi nhuận thì có được thực phẩm, còn các công ty có thể được khấu trừ thuế nhờ hoạt động từ thiện của họ.
Trong 3 tháng chạy thử nghiệm, hơn 4.000 kg thực phẩm đã được tặng thông qua ứng dụng trên iOS.
“Với Spoiler Alert, việc đổ đồ ăn đi có khi còn khó nhọc hơn.” Emily Malina, đồng sáng lập công ty nói với Techcrunch. “Chúng tôi cung cấp những cơ hội tiết kiệm theo nhiều cách. Các công ty có thể giảm lượng thức ăn thừa, điều này cho phép họ tiết kiệm chi phí. Khi tặng các đồ ăn thừa, chúng tôi cung cấp cho họ một thị trường thứ cấp bán thực phẩm giảm giá. Bên cạnh đó họ cũng có thể đơn giản hóa các thủ tục hóa đơn, giúp khấu trừ thuế khá đáng kể.”
Spoiler Alert cung cấp miễn phí dịch vụ tặng thực thẩm. Tuy nhiên, họ có những kế hoạch để kiếm hoa hồng từ doanh số bán thực phẩm giảm giá và các dịch vụ kế toán, thuế. Giờ đây, ứng dụng mới triển khai ở New England, thị trường tiếp theo Spoiler Alert nhắm tới là New York và sau đó là toàn nước Mỹ.
Rubicon là mô hình sáng tạo với dịch vụ chuyên chở rác thải - ảnh minh họa
Trong khi Spoiler Alert tập trung giải quyết vấn đề thực phẩm, Rubicon, một start-up đặt trụ sở tại Atlanta đang nhắm đến ngành vận chuyển rác thải. Công ty khởi động cách đây 7 năm, ý tưởng ban đầu của họ là thay đổi cách xử lý rác thải tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo báo cáo của Wired, hiện tại họ đang tung ra một ứng dụng tập trung vào thị trường các khu dân cư.
Ứng dụng của Rubicon cho phép bạn đặt một xe chở rác như đặt một chuyến Uber, tất nhiên khoảng thời gian sẽ lâu hơn một chút.
Điều họ làm tương tự Uber, nhưng cả hai không hề giẫm chân lên thị trường của nhau. Trong khi đó Rubicon lại có thể đe dọa các công ty vận chuyển rác thải độc quyền hiện nay. Mặc dù họ chẳng sở hữu một xe tải nào và không có bãi đậu xe cho riêng mình. Dịch vụ sẽ kết nối các khách hàng có nhu cầu bỏ rác của họ đi và những người muốn thu gom chúng. Rubicon kiếm hoa hồng từ các lợi ích cả hai phía có được.
Tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, CEO Nate Morris nói với Wired rằng ông dự kiến sẽ phát hành phiên bản chính thức của Rubicon trong tháng tới. Morris cho biết mục tiêu của ông là các xe bán tải sẽ xuất hiện sau cuộc gọi 30 phút hoặc trong thời gian ngắn hơn.
Như vậy, cả Spoiler Alert và Rubicon đều xây dựng trên nền tảng “On-Demand Economy”, họ kiếm tiền bằng cách cung cấp các phương thức kết nối thị trường hiệu quả hơn các doanh nghiệp truyền thống. Morris tự tin nói rằng ”Chúng tôi đã nhìn thấy sức mạnh của các doanh nghiệp công nghệ trong mỗi lần cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thống, lần nào các doanh nghiệp công nghệ cũng chiến thắng.”
Tham khảo: Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"