Cửa hàng với logo và thương hiệu Apple đặt tại một trong những khu phố sầm uất nhất Hà Nội đang khiến cộng đồng công nghệ xôn xao, nghi ngờ về khả năng Apple mở Apple Store chính thức tại Việt Nam.
Với tên gọi Apple Center cùng biểu tượng táo khuyết phát sáng, một cửa hàng đang trong quá trình hoàn thiện đã thu hút sự tò mò của nhiều người dùng Việt Nam. Thực tế, thông tin về Apple Center này đã từng xuất hiện trước đây, khi cửa hàng bắt đầu được triển khai trên mặt bằng từng là sự hiện diện của thương hiệu thời trang PT 2000.
Tuy nhiên, chỉ đến khi mặt tiền đi vào những bước hoàn thiện cuối cùng với nhiều dấu hiệu khiến mọi người liên tưởng đến Apple Store, mối nghi vấn này mới trở nên rõ ràng hơn.
Cửa hiệu trên con phố Hàng Bài, Hà Nội. Ảnh: Thiên Trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là trụ sở chính của Công ty TNHH Thương mại Apple Center Việt Nam, được thành lập vào ngày 10/9/2020. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là bà Lê Thị Hiến, sinh năm 1962, quốc tịch Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu của Apple Center là 19,99 tỉ đồng, trong khi đó phần thông tin về chủ sở hữu doanh nghiệp được để trống trong tờ đăng kí thành lập doành nghiệp mới.
Theo đăng kí, Apple Center có ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đăng kí kinh doanh các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, bán lẻ thiết bị nghe nhìn, bán lẻ máy tính, phần mềm, thiết bị ngoại vi,…
Tuy nhiên, nhiều người đã ngay lập tức nhận ra cửa hàng này có nhiều điểm giống nhưng không phải Apple Store chính hãng của nhà "táo khuyết".
Cho đến hiện tại, Apple Store mới có ở 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là Singapore (3 cửa hàng) và Thái Lan (1 cửa hàng). Các cửa hàng này có đặc điểm chung là phía mặt tiền chỉ xuất hiện duy nhất logo táo khuyết phát sáng, không đi kèm tên gọi "Apple Store"hay "Apple Center" hoặc bất cứ từ ngữ nào liên quan đến Apple.
Apple Store tại Bangkok, Thái Lan.
Ba cửa hàng Apple Store tại Singapore.
Trong một bài phỏng vấn riêng với Zing, một cựu quản lý Apple Việt Nam cho biết dù là thị trường lớn thứ 2 khu vực chỉ sau Thái Lan, Apple vẫn không có hoạt động gì tại Việt Nam từ năm 2014 cho đến nay: Không bỏ kinh phí marketing, không bán lẻ.
Thay vào đó, Apple kinh doanh theo kiểu "buôn đứt bán đoạn". Các đại lý bán lẻ như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ nhập hàng của họ, trả tiền và tự làm marketing. Apple chỉ hỗ trợ chi phí quầy trưng bày.
"Công ty có nhân sự ở Việt Nam nhưng không có chi phí nên họ ngồi chơi là chính", vị này tiết lộ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI