Nếu ai đó nói với bạn rằng “năm 2016, thị trường sẽ bị thống trị bởi một công ty Trung Quốc mà bạn it khi nghe đến”, chắc chắn đáp an trong đầu bạn sẽ không phải là Xiaomi mà là “Vivo”.
Hãy cùng nhìn lại Trung Quốc năm 2011. Thị trường smartphone của quốc gia này được định nghĩa bằng sự yêu thích với các thương hiệu như Samsung, Nokia và Apple. Nếu ai đó nói với bạn rằng “năm 2016, thị trường sẽ bị thống trị bởi một công ty Trung Quốc mà bạn it khi nghe đến”, chắc chắn đáp an trong đầu bạn sẽ không phải là Xiaomi mà là “Vivo”.
Cả Xiaomi và Vivo đều bắt đầu sản xuất smartphone trong cùng một năm nhưng cả 2 công ty đã có những bước tiến khác nhau để tiếp cận thị trường.
Vivo bước vào thị trường cao cấp, cố gắng đối địch trực tiếp với Samsung và iPhone trong phân khúc này. Năm 2012, công ty từng tung ra chiếc smartphone mỏng nhất thế giới, Vivo X1. Vivo cược rằng người tiêu dùng sẽ mua những chiếc điện thoại dựa trên thông số và thiết kế, vì vậy hãng chăm chút rất kỹ lưỡng cho vi xử lý audio, phần cứng hàng đầu và mức giá khiêm tốt nhất có thể. X1 được bán ra với giá 400 USD. Mức giá này cao hơn 100 – 300 USD so với mức giá của hầu hết các sản phẩm Xiaomi.
Vivo thuộc quyền sở hữu của Công ty điện tử BBK, đây cũng là công ty mẹ của hãng điện thoại Oppo. Công ty này cũng là hãng đứng sau tên tuổi OnePlus đang nổi đình nổi đám trên thị trường. Mối liên kết này đồng nghĩa với việc Vivo đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ lâu, và hãng bán sản phẩm theo cả cách truyền thống lẫn hình thức trực tuyến. Công ty này cũng vươn ra toàn cầu từ rất sớm, bán các thiết bị tại Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Thế nhưng lịch sử cho thấy, thị trường Trung Quốc không tìm kiếm những chiếc iPhone phiên bản “cây nhà lá vườn”. Xiaomi khuấy đảo thị trường Trung Quốc và khiến tất cả các thương hiệu khác bị choáng ngợp. Năm 2012, trong một bài trình bày theo kiểu của Apple, startup này đã trình diễn chiếc điện thoại thế hệ thứ 2, Mi 2, với giá chỉ 320 USD. Sản phẩm này đã trở thành một bước đột phá lớn. Xiaomi từ chối xây dựng những cửa hàng thực mà thay vào đó chỉ bán sản phẩm của mình qua trang web trực tuyến và các đối tác bán lẻ.
Xiaomi phất lên không chỉ bởi hãng đã biết cách thuyết phục người sở hữu iPhone chuyển sang một sản phẩm khác mà còn vì đã biết lôi kéo cả những người còn đang sử dụng những chiếc điện thoại nắp gập chuyển sang sử dụng những chiếc smartphone đầu tiên trong đời. Để làm được điều đó, Xiaomi chấp nhận mức giá rẻ hơn, và tiếp thị tốt hơn những gì Samsung lẫn Apple làm được.
Xu hướng của 2 nhà sản xuất này vẫn tiếp tục được giữ ổn định trong suốt năm 2013 và 2014. Vivo không ngừng tung ra các thiết bị cao cấp trong khi đó Xiaomi tập trung mạnh mẽ vào thị trường tầm trung và giá rẻ. Năm 2013, Vivo trình làng chiếc điện thoại 6 inch, sở hữu vi xử lý audio riêng, màn hình độ phân giải 2k, cảm biến vân tay, với mức giá 580 USD.
Vivo X6S Plus
Những chiếc điện thoại này là các sản phẩm phablet ra đời vào đúng thời điểm phablet bắt đầu thịnh hành. Các tính năng như màn hình độ phân giải cao và cảm biến vân tay hiện đã trở nên phổ biến nhưng 3 năm trước đây thì đều là những tinh hoa công nghệ.
Trong khi Vivo thỏa sức thể hiện với những công nghệ tiên tiến, Xiaomi lại tập trung vào những thiết bị mạnh, đáng tin cậy và giá rẻ và đó mới là thứ thị trường thích. Chiếc Mi3 đã được bán hết bay chỉ trong vòng chưa tới 2 phút. Một năm sau, công ty này đã vượt qua cả Samsung để trở thành thương hiệu smartphone lớn nhất quốc gia, đạt mức tăng trưởng doanh thu 186% trong năm 2014 với 61 triệu chiếc. Cũng trong năm 2014, Vivo chỉ bán được 35 triệu thiết bị tại Trung Quốc, còn không đủ để lọt vào top 5 nhà sản xuất hàng đầu quốc gia.
Thị trường smartphone Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi căn bản trong vòng 2 năm trở lại đây. Năm 2014, trung bình một chiếc điện thoại ở Trung Quốc có giá khoảng 260 USD, một năm sau, con số này đã tăng lên 319 USD. Năm nay chắc chắn con số này còn tăng lên nữa.
Trong khi Xiaomi vẫn thống trị thị trường giá rẻ, bán ra những chiếc điện thoại ở mức giá chỉ 75 USD, thì người tiêu dùng lại bắt đầu quay sang những sản phẩm cao cấp hơn. Đó là lý do vì sao những hãng chuyên bán sản phẩm đắt tiền hơn như Huawei và Vivo chứng kiến sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ trong năm 2015, với Huawei vươn lên vị trí thứ 2 còn Vivo lọt vào vị trí thứ 5.
Từ khi cho ra đời chiếc điện thoại đầu tiên năm 2011, Vivo đã chiếm giữ một vị trí lạ lùng trên thị trường. Công ty này tạo ra những chiếc điện thoại công nghệ tiên tiến trong lúc người tiêu dùng còn chưa sẵn sàng để đón nhận những sản phẩm này. Giống như Xiaomi, Vivo cũng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, tập trung vào các quốc gia như Ấn Độ và Đông Nam Á, đây cũng là các thị trường không phù hợp với những smartphone có mức giá trên 500 USD.
Thế nhưng thời gian làm thay đổi mọi thứ. Sự thống lĩnh của Xiaomi từ năm 2013-2015 đã không còn được như trước. Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu thích thú với những phân khúc cao cấp hơn, và chắc chắn tại đó, Vivo đang mở rộng vòng tay đón chờ họ.
Xiaomi hiểu điều đó. Hãng này đã bắt đầu hành động để ngăn chặn sự trượt dốc thảm hại trong năm 2016. Hãng đã phá vỡ chu kỳ ra sản phẩm thường niên và dành nhiều thời gian hơn để chăm chút cho siêu phẩm Mi5. Siêu phẩm này còn song hành với Mi5 Pro nhằm đáp ứng lại nhu cầu đang thay đổi của thị trường Trung Quốc. Mi 5 hướng tới phân khúc thị trường từ 300 USD trở lên mà Vivo và Huawei đã ưu tiên từ cách đây vài năm.
Xiaomi Mi 5
Thế nhưng theo những con số ghi lại từ phía Xiaomi, sự cạnh tranh trong phân khúc này gay gắt hơn nhiều. Điều những người mua hàng Trung Quốc mong muốn và thứ Xiaomi làm ra được đã không còn ăn khớp với nhau.
Thế nhưng không có nghĩa là Vivo sẽ lập tức thống trị thị trường điện thoại Trung Quốc, và cũng không có nghĩa là sẽ có công ty nào đó lên nắm vị trí này. Cái ngày số ít các công ty smartphone chiếm thị phần lớn và quan trọng đã qua. Thị trường nay đã bị chia nhỏ thành những miếng bằng nhau hơn và chắc chắn sẽ có một miếng trong đó thuộc về Vivo.
Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4