Xây sân bay trong thành phố: "Một ý tưởng điên rồ!"
Một sinh viên kiến trúc tại Đại học Luân Đôn mới đây đã có một ý tưởng táo bạo khi đề xuất một kế hoạch xây dựng sân bay trong thành phố.
Kế hoạch đưa sân bay vào trong thành phố của chàng sinh viên có tên Stockholm City Airport hoặc Airport City. Nó sẽ được thiết kế với những đường băng với độ dài ngắn và được nối trực tiếp giữa các tòa nhà công sở ở thủ đô của Thụy Điển.
Hệ thống đường băng này cũng sẽ có trạm tiếp nhận hành lý và trạm không lưu điều phối các chuyến bay. Đồng thời cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện chỉnh chu với độ kín đáo tốt nhất.
Dẫu biết rằng, việc phải di chuyển tới một khoảng cách xa ngoài các đô thị lớn để tới các sân bay là một điều phiền toái. Tuy nhiên, đứng giữa câu chuyện cái lợi và cái hại khi xây dựng máy bay trong thành phố, người ta đã tìm được nhiều lý do phản đối hơn ủng hộ.
Sẽ thật khó tưởng tượng âm thanh phát ra từ máy bay mỗi lần cất cánh và hạ cánh sẽ ảnh hưởng "khủng khiếp" đến như thế nào đối với các cư dân ở bên dưới và những nhân viên văn phòng ở các tòa nhà bên cạnh. Chưa kể, khí thải từ bộ phận động cơ và nguy cơ nhiên liệu rò rỉ từ máy bay có thể thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lòng đường phía dưới.
Mặc dù vậy, chàng sinh viên thiết kế dường như không đưa ra được một lời giải thích cặn kẽ nào về kế hoạch trung hòa không khí hoặc giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là cách ngăn chặn những luồng gió khổng lồ mà cánh máy bay có thể tạo ra mỗi lần lên và hạ cánh. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm vì nó có thể thôi bay đi các phương tiện đang lưu thông trên các cung đường bên dưới đường băng.
Nhìn lại từ lịch sử, cũng đã không ít các kỹ sư và kiến trúc sư ôm mộng về một mô hình sân bay tồn tại trong các thành phố.
Mặc dù cũng chính lịch sử phát triển của con người đã dạy chúng ta rằng, không có ý tưởng nào là phi thực tế nhưng để có thể đưa vào áp dụng trong đời sống, mọi thứ cần trải qua một quá trình sàng lọc và nghiên cứu kỹ càng.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?