Đó là lối thoát duy nhất của Yahoo trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Dan Rosensweig là nhà sáng lập và CEO của Chegg, một công ty cho thuê các loại sách và đã được niêm yết trên sàn chứng khoán với giá trị 620 triệu USD. Tuy nhiên, trước khi sáng lập Chegg, ông Rosensweig đã từng là COO (giám đốc điều hành hoạt động) của Yahoo trong 5 năm.
Và trong 5 năm đó, Yahoo đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc khi lượng người dùng các dịch vụ tăng từ 200 triệu lên 500 triệu và doanh thu của công ty cũng tăng từ 700 triệu lên 4,5 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên hiện tại Yahoo lại đăng gặp phải rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, công ty đã phải tách mảng kinh doanh cốt lõi của mình thành một công ty riêng trước sức ép của các cổ đông và thành viên hội đồng quản trị. Nhưng ông Rosensweig vẫn tin rằng Yahoo có thể vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này.
Ông Dan Rosensweig, cựu COO của Yahoo.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Bloomberg West, ông Rosensweig cho biết: “Mọi người đều chỉ chạy theo thành công của riêng mình, họ không đánh giá được giá trị thực sự của những gì đang đầu tư. Có thể thấy rõ ràng những gì mà các nhà đầu tư đang nói về giá trị của mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo là không đúng với thực tế”.
Ông Rosensweig chỉ ra rằn, Yahoo vẫn đạt doanh thu 4 tỷ USD và lợi nhuận trước thuế 900 triệu USD, những con số cao hơn nhiều so với rất nhiều các công ty truyền thông khác trên thế giới. Và họ nói rằng mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo không đáng một xu, giá trị của công ty giờ chỉ nằm ở số cổ phiếu của Alibaba.
Yahoo vẫn có rất nhiều dịch vụ với hàng tỷ lượt truy cập, là một trong những trang web lớn nhất trên internet. Và đặc biệt là nó có thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới, do đã trải qua một thời gian dài phát triển cũng như từng gặt hái nhiều thành công vang dội.
Yahoo gặp rất nhiều bất ổn từ chính bên trong nội bộ của mình, các xung đột giữa cổ đông và CEO.
Ông Rosensweig nhấn mạnh rằng những khó khăn mà công ty đang gặp phải, phần nào bắt nguồn từ những rắc rối sau khi IPO và trở thành một công ty đại chúng. Và con đường duy nhất mà có thể giúp Yahoo thoát khỏi tình cảnh hiện nay, đó chính là quay trở lại thành một công ty tư nhân, giống như những gì đã từng xảy ra với hãng sản xuất máy tính Dell.
“Trong 9 năm qua kể từ khi tôi rời công ty, Yahoo đã thay tới 6 CEO và có thêm nhiều nhà đầu tư khác nhau. Chính điều đó đã khiến cho các chiến lược phát triển lâu dài của công ty không được đảm bảo và việc thiếu ổn định đã khiến cho Yahoo gặp khó khăn. Vì vậy, tôi nghĩ rằng để tránh tiếp tục đi theo con đường đó, Yahoo nên trở thành một công ty tư nhân, để có thể đặt cược lớn vào tương lai”, ông Rosensweig chia sẻ ý kiến của mình.
Chính nội bộ của Yahoo cũng cho thấy sự bất ổn, khi đã xảy ra rất nhiều cuộc đấu tranh diễn ra giữa các nhà đầu tư và các CEO trước đây. Ngay cả việc quyết định tương lai của công ty cũng chịu sức ép rất lớn từ các cổ đông và mối quan tâm duy nhất của họ chính là lợi nhuận.
Không phải ngẫu nhiên mà Yahoo quyết định không động đến số cổ phần của Alibaba, thay vào đó lại tách mảng kinh doanh cốt lõi thành công ty riêng. Đơn giản là vì Alibaba vẫn đang phát triển rất mạnh và số cổ phần này sẽ tiếp tục có giá trị rất lớn trong tương lai, trong khi đó mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo lại có giá trị gần như bằng không trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên ai có khả năng biến Yahoo thành công ty tư nhân, giống như Michael Dell từng làm với hãng máy tính Dell?
Ông Rosensweig cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng nếu họ có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào khối tài sản khổng lồ tại Châu Á này và sử dụng nó để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh của công ty một cách đúng đắn, đó sẽ là lối thoát duy nhất cho Yahoo”.
Tuy nhiên không phải đơn giản để một công ty đại chúng có thể trở lại thành một công ty tư nhân, nó đòi hỏi một nhà đầu tư có tâm huyết với công ty đó và phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ. Nhà sáng lập Michael Dell đã phải vận động số tiền lên đến 24,9 tỷ USD từ nhiều nguồn khác nhau, để có thể đưa hãng máy tính Dell từ một công ty đại chúng trở thành công ty tư nhân, do ông điều hành và quản lý mọi hoạt động.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android