Theo thông báo mới được Thống đốc NHTW Zimbabwe John Mangydya đưa ra, Zimbabwe sẽ sớm đưa đồng tiền được gọi là bond note quay trở lại thị trường.
Quyết định quay về đồng tiền truyền thống của Chính phủ Zimbabwe đang gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía người dân nước này, những người vẫn đang bị ám ảnh bởi tỷ lệ lạm phát 500 tỷ phần trăm đã nhấn chìm quốc gia Nam Phi 7 năm trước.
Theo thông báo mới được Thống đốc NHTW Zimbabwe John Mangydya đưa ra, Zimbabwe sẽ sớm đưa đồng tiền được gọi là bond note quay trở lại thị trường. Đây là đồng tiền được neo vào USD với giá trị tương đương và bắt đầu từ mệnh giá 2 USD đến 5 USD.
James Sakupwanya, một người bán hàng tạp hóa ở Mutare, cho biết sẽ không mua đồng tiền này. Những người như anh vẫn nhớ như in đôla Zimbabwe – đồng tiền bị chán ghét đã từng có giá trị rẻ mạt trong thời siêu lạm phát đến mức 150 nghìn tỷ đôla Zimbabwe mới có thể đổi được 1 đồng bạc xanh.
Ở lần thông báo trước, kế hoạch này đã thổi bùng lên cảnh bạo loạn ở một số nơi mặc dù Chính phủ Zimbabwe cam đoan rằng những tờ giấy bạc mới được đảm bảo rằng khoản vay 200 triệu USD từ một định chế tài chính đa phương. Hiện đồng USD được sử dụng trong 95% các giao dịch mua bán trên cả nước. Các ngân hàng Zimbabwe được lệnh hạn chế lượng tiền mặt khách hàng có thể rút ra để ngăn chặn tình trạng đôla hóa, trong khi các cửa hàng than phiền họ đang lâm vào cảnh cạn kiệt hàng hóa.
Thời gian gần đây, Zimbabwe lại lâm vào một cuộc khủng hoảng thanh khoản, khiến các công chức nhà nước lâm vào cảnh chậm lương. Hôm 9/9 Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa cho biết 25.000 việc làm trong khu vực quốc doanh sẽ bị cắt giảm. Nước này đang nợ IMF, World Bank và Ngân hàng phát triển châu Phi số tiền lên đến 9 tỷ USD.
Ngoài USD, Zimbabwe còn sử dụng 8 đồng tiền khác, trong đó có đồng rand Nam Phi, euro, bảng Anh và nhân dân tệ. Bắt người dân sử dụng bond note là điều khá khó khăn vì trong lịch sử đồng tiền này đã mất giá thậm tệ. Chính đồng tiền này khiến người dân tích trữ USD và tạo nên tình trạng nền kinh tế bất ổn.
Hơn nữa Naome Chakanya, chuyên gia kinh tế của Viện nghiên cứu Kinh tế và Lao động Zimbabwe nhận định bond note sẽ không thể giải quyết được những thách thức kinh tế mà nước này phải đối mặt. Nền kinh tế Zimbabwe sụp đổ sau khi thực hiện chiến dịch tịch thu những trang trại thuộc sở hữu của người da trắng giao cho nông dân da màu vốn được Nhà nước trợ cấp. Chính sách sai lầm khiến Zimbabwe chìm vào cuộc suy thoái đã kéo dài suốt 1 thập kỷ trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu mọi mặt hàng từ thuốc lá đến hoa hồng lao dốc.
Khoảng 3 triệu trên tổng số 13 triệu dân Zimbabwe vẫn đang sống ở nước ngoài sau khi chạy trốn khỏi khủng hoảng kinh tế, theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc. 4.600 công ty đã đóng cửa trong 3 năm qua.
Không có cơ sở vững chắc, bond note có thể sẽ chẳng khác gì so với bearer check – loại tiền có mệnh giá lên tới 100 nghìn tỷ đôla Zimbabwe mà nước này đã phát hành khi siêu lạm phát 2008 lên đến đỉnh điểm.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"