(Tổ Quốc) - Trong 2 năm 2020 và 2021, với việc dịch Covid – 19 hoành hành khiến cho nhiều người lao động cũng như học sinh sinh viên trên toàn cầu không thể học tập và làm việc trực tiếp đã giúp cho những phần mềm về giao tiếp trực tuyến trở nên cực kỳ phát triển.
- Nạn nhân đầu tiên của bong bóng xe điện đã xuất hiện: 1 công ty EV của Mỹ tuyên bố chỉ còn tiền để hoạt động tới tháng 6, giá cổ phiếu thì giảm tới 90%
- Elon Musk lại ‘lùa gà’, giá Dogecoin bật tăng sau thông tin Tesla và SpaceX chấp nhận thanh toán bằng tiền số
- Thiết kế iPhone 14 bị lộ chỉ vì quảng cáo Apple Pay tại Thái Lan
Trong số đó, Zoom nổi lên với số lượng người dùng tăng đột biến cùng doanh thu cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, khi mà đại dịch dần kết thúc, mọi thứ dường như đang trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với công ty công nghệ này, với nhiều dự báo khá tiêu cực dành cho họ trong tương lai tới đây.
Được thành lập từ năm 2011 bởi Eric Yuan, cựu phó chủ tịch của Cisco Webex, Zoom cung cấp các dịch vụ nhắn tin, liên lạc thông qua video và đặc biệt là chức năng tạo phòng họp dành cho nhiều người. năm 2013, họ lần đầu cung cấp ra thị trường phần mềm cùng tên hỗ trợ tới 25 người tham gia một cuộc họp trực tuyến.
Nhờ tính năng độc đáo này mà Zoom nhanh chóng chạm mốc 3 triệu người dùng vào tháng 9 cùng năm, đồng thời huy động được 6,5 triệu USD từ các nhà đầu tư. Đầu năm 2017, họ tiếp tục huy động được 100 triệu USD từ quỹ Sequoia và đạt được mức định giá vào khoảng 1 tỷ USD, biến Zoom trở thành một trong những "kỳ lân" của các start-up về công nghệ thời điểm bấy giờ.
Tháng 4 năm 2019, công ty chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mức giá 36 USD/ cổ phiếu và tăng giá tới trên 72% ngay trong ngày đầu tiên, giúp Zoom đạt được mức định giá lên tới 16 tỷ USD vào thời điểm này. Đang trong giai đoạn phát triển, dịch Covid – 19 bất chợt ập tới giúp cho Zoom có được bước nhảy mạnh mẽ trong 2 năm 2020 và 2021.
Cụ thể, khi những lệnh giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, các trường học và số lượng lớn doanh nghiệp buộc phải học tập và làm việc tại nhà. Điều này dẫn đến những lớp học trực tuyến với số lượng lớn học sinh hay nhiều buổi họp từ xa với các nhà máy xí nghiệp. Với những tính năng hỗ trợ tuyệt vời cho việc học tập và làm việc trực tuyến của mình, Zoom đã đạt được những thành công to lớn trong giai đoạn dịch diễn ra căng thẳng nhất.
Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2019 - 2021, lượng người sử dụng Zoom tăng trưởng một cách đột biến khi mà phần lớn mọi người đều học tập và làm việc tại nhà (work from home). Tháng 12/ 2019, có khoảng 10 triệu người tham gia các cuộc họp thông qua Zoom; tới tháng 4/ 2020, tức chỉ khoảng 4 tháng sau đó, con số này đã chạm tới mức 300 triệu. Quý 2 năm tài chính 2022, lần đầu tiên doanh thu quý của công ty đạt mức trên 1 tỷ đô, cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ là rất cao; số lượng công ty đăng ký sử dụng dịch vụ của Zoom chạm tới con số 200,000 tính tới tháng 2/ 2022.
Vào giai đoạn đỉnh dịch năm 2020, có tới 90.000 cơ sở giáo dục chọn Zoom cho việc học trực tuyến, với khoảng 485 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại trong cùng năm. Zoom cũng chính là phần mềm được tải nhiều nhất trong năm 2020 trên nền tảng AppStore của Apple. Giá trị của doanh nghiệp đạt đỉnh vào khoảng cuối năm 2020, đạt mức trên 100 tỷ USD với giá cổ phiếu chạm mốc 559 USD/ cổ phiếu.
Tuy nhiên từ giai đoạn cuối năm 2021, khi mà dịch Covid - 19 gần như không còn là mối hiểm họa với thế giới, các công ty và trường học mở cửa trở lại cũng là lúc sự phát triển của Zoom bị đặt dấu hỏi.
Rất nhiều start - up về công nghệ nổi lên trong giai đoạn Covid mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, doanh thu tăng trưởng chậm lại với viễn cảnh tương lai khá tiêu cực. Zoom cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó khi trong BCTC năm mới nhất của mình, mặc dù công ty tiếp tục có sự tăng trưởng 12%, đạt 1,07 tỷ USD trong Q1 năm tài chính mới đây, song đây là mức tăng chậm nhất được ghi nhận của họ từ 2019.
Cũng phải nói thêm rằng, đây là quý thứ 4 liên tiếp Zoom đạt được mức doanh thu trên 1 tỷ USD/ quý, tuy nhiên rất khó để họ tiếp tục đạt được những con số thần kỳ như giai đoạn Covid. Đây là điều đã được nhiều nhà phân tích dự báo, trong bối cảnh công ty chịu rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn là Cisco Webex, Microsoft Teams, Google Meet... đồng thời nhu cầu họp online cũng giảm nhiều khi hầu hết các công ty và trường học mở cửa trở lại.
Trong giai đoạn năm tài chính 2020 đến 2021, doanh thu của Zoom tăng gấp 3 lần (từ 623 triệu USD lên 2,65 tỷ USD) và tiếp tục mức tăng tương đối tốt là 55% ở năm tài chính tiếp theo, đạt 4,1 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế của Zoom cũng tăng trưởng tốt, khi đạt 1.06 tỷ USD trong năm tài chính 2022, tăng 58% so với năm tài chính 2021.
Mặc dù có kết quả kinh doanh Q1 năm tài chính 2023 là khá tốt, và hơn một nửa số tiền mà họ kiếm được đến từ các khách hàng doanh nghiệp trả phí lớn, song dự kiến tổng doanh thu năm của họ sẽ chỉ rơi vào khoảng 4.5 tỷ USD, tức chỉ khoảng 10% so với năm trước. Từ mức đỉnh 559 USD vào tháng 10/ 2020, giá cổ phiếu của Zoom chỉ còn hơn 100 USD vào thời điểm hiện tại, thể hiện sự bi quan của nhiều nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
Có thể thấy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận trong năm qua vẫn duy trì tốt, song việc nhiều doanh nghiệp và trường học mở cửa trở lại cùng sự cạnh tranh khốc liệt của mảng họp và giáo dục trực tuyến đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiềm năng của Zoom, khiến định giá doanh nghiệp giảm rất nhiều trong năm vừa qua.
Rất nhiều công ty "kỳ lân" về công nghệ đã gặp phải nhiều khó khăn khi mà nhiều người dùng không còn mặn mà trong việc gặp gỡ qua màn hình máy tính. Mặc dù vậy, với nền tảng tương đối vững chắc đã có được cùng với thói quen work from home của rất nhiều người đang tiếp tục được duy trì, Zoom dự kiến sẽ giữ được mức doanh thu ấn tượng của mình ít nhất là cho đến hết năm tài chính 2023.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"