Mark Zuckerberg, CEO Facebook, vừa đăng tải một video chia sẻ về một số dự án sáng tạo nhất của công ty cũng như tham vọng của hãng trong năm 2025.
Zuckerberg cho biết vào thời điểm đó, anh hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ trong ba lĩnh vực chính là: Khả năng kết nối, Trí tuệ nhân tạo và Thực tế tăng cường.
Về Khả năng kết nối, Zuckerberg cho biết hiện khoảng 3 tỷ người trên thế giới có cơ hội kết nối với Internet trong khi dân số thế giới là 7 tỷ người.
"Tôi nghĩ rằng ở xu hướng hiện tại, nếu không có những công nghệ mới thực sự đột phá nào, chúng tôi đang trên đà kết nối thêm 1 tỷ người nữa", Zuckerberg nói. "Do vậy chúng tôi vẫn sẽ ở đây vào năm 2020 hoặc muộn hơn một chút khi mà có khoảng 4 tỷ người được kết nối với Internet. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng một nửa dân số thế giới chưa được tiếp cận với Internet. Vì vậy, chúng tôi khi vọng bẻ cong được quá trình này theo hướng nhanh hơn nhờ áp dụng các công nghệ, hợp tác với nhiều đối tác. Tôi không nghĩ rằng sẽ giúp được cả 7 tỷ người nhưng có thể là 5 hoặc gần 6 tỷ người sẽ có cơ hội kết nối Internet vào năm 2025".
Trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Zuckerberg cho rằng câu hỏi lớn nhất trong ngành công nghiệp này liên quan tới việc "học tập không giám sát" của các cỗ máy. Nếu được tự do học tập, các cỗ máy có thể tự suy ra được những gì chúng không biết và không bị ảnh hưởng bởi tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quá trình tìm ra giải pháp. Nhưng đó là một vấn đề lớn sẽ được giải quyết theo thời gian. Ngay bây giờ, Zuckerberg và Facebook tập trung vào các vấn đề thực tế hơn như cải thiện phần mềm nhận dạng giọng nói.
"Tôi đã thực hiện một vài thử nghiệm nhưng không được thành công cho lắm. Tuy nhiên, hệ thống nhận dạng giọng nói này sẽ hoạt động trơn tru trong vòng 10 năm tới", Zuckerberg chia sẻ. "Hy vọng rằng chúng tôi có thể rút ngắn thời gian".
Anh chia sẻ rằng Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng góp vào một số đột phá mà hiện tại đã thành hiện thực nhưng chưa được triển khai. Zuckerberg hy vọng những công nghệ như xe tự lái - cả xe tự lái hoàn toàn và xe được trang bị công nghệ hỗ trợ lái xe - và hệ thống giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sẽ sớm được triển khai trên toàn cầu.
CEO 31 tuổi cũng chia sẻ về tiềm năng của thực tại ảo và thực tế tăng cường.
"Hiện tại, có một câu hỏi thực sự khó đang cần câu trả lời để tạo ra trải nghiệm mà tất cả chúng ta đều muốn. Đâu là loại kính mà chúng ta có thể đeo trên đầu hàng ngày để có thể trải nghiệm thực tại ảo thay cho những chiếc kính to đùng hiện tại?", anh nói. "Nhưng chúng ta đang trong giai đoạn khởi đầu của ngành công nghiệp này. Thật phấn khích khi được theo dõi ngành công nghiệp này sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới".
Ngay bây giờ, Facebook đang đầu tư rất mạnh vào thực tại ảo. Với thực tại ảo, bạn sẽ hoàn toàn đắm chìm vào thế giới ảo. Hãng này mua lại Oculus VR vào năm 2014 với giá 2 tỷ USD. Oculus dự tính trình làng kính thực tại ảo đầu tiên vào ngày 28/3 tới.
Tuy vậy, Facebook cũng đang nghiên cứu về công nghệ thực tế tăng cường như HoloLens của Microsoft. Với công nghệ này, bạn có thể thấy những yếu tố kỹ thuật số trong tầm nhìn nhưng bạn vẫn đang nhìn vào thế giới thực. "Tăng cường thực tại là một công nghệ trong tương lai xa hơn", Zuckerberg chia sẻ trong tháng 10 năm ngoái.
Zuckerberg cho biết các công nghệ thay đổi thực tại sẽ mất ít nhất 10 năm để trở thành một công nghệ phổ biến như smartphone. Smartphone cần gần một thập kỷ để đạt được mốc doanh số 1 tỷ chiếc được bán ra trên toàn cầu. CEO Facebook khẳng định hãng này sẽ cam kết lâu dài với thực tại ảo và thực tại tăng cường. Và hãng này có nguồn lực để đầu tư trên toàn thế giới để cải tiến nghiên cứu về những công nghệ mới nổi này.
"Tôi nghĩ rằng thực tế ảo sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn trong việc giúp mọi người chia sẻ những gì họ quan tâm và giúp đỡ tất cả mọi người chia sẻ trong các cơ hội của Internet", Zuckerberg hào hứng nói.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI