Danh sách 10 bộ phim có nội dung về trí tuệ nhân tạo này sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu cách con người tưởng tượng ra sao về AI trong tương lai và tính hiện thực của AI trong thời đại ngày nay.
Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng thông minh hơn và có lý do để nhiều người lo ngại về một tương lai khi AI có thể học tập, suy nghĩ và có ý thức như con người. Lúc đó, liệu con người sẽ kiểm soát AI như thế nào?
Nối tiếp phần 1 trong bài viết tổng hợp 10 bộ phim Hollywood mô tả chính xác nhất về hiện thực của trí tuệ nhân tạo, chúng ta hãy cùng điểm qua 5 bộ phim còn lại có chủ đề về robot và AI đúng với hiện thực ngày nay nhất.
5. I, Robot (2004)
Tóm tắt: Bộ phim lấy bối cảnh TP. Chicago, Mỹ vào năm 2035. Khi đó robot đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động xã hội. Tuy nhiên đã xuất hiện trường hợp robot phản lại con người.
Nhân vật chính trong phim là cảnh sát Del Spooner, người luôn có định kiến về robot. Một ngày anh ta nhận được tin cái chết của tiến sỹ Alfred Lanning, đồng sáng lập công ty chuyên sản xuất robot US Robotics. Del Spooner nghi ngờ cái chết của Lanning có liên quan đến một con robot thuộc thế hệ NS-5 có tên Sonny mới ra mắt và câu chuyện sau đó chứa đựng nhiều điều bất ngờ.
Điều gì đúng: I, Robot đề cập đến ba điều luật robot của nhà văn người Nga Isaac Asimov. Cụ thể ba điều luật gồm: Robot không được gây thương tích cho con người. Một robot phải tuân theo mệnh lệnh của con người đưa ra trừ khi những mệnh lệnh đó mẫu thuẫn với điều luật thứ nhất. Robot phải bảo vệ sự tồn tại của chính mình miễn là sự bảo vệ đó không mẫu thuật với điều luật thứ nhất và thứ hai.
Điều luật là sợi dây ràng buộc và đảm bảo tạo ra một AI an toàn. Tuy nhiên robot Sonny dường như đã đi ngược lại cả ba điều luật và trở thành con robot bất hảo. Sự nguy hiểm của robot khi trở nên thông minh hơn chính là việc nó xác định con người là mối nguy hiểm cần tiêu diệt. Đó cũng chính là điều mà nhân loại đang rất lo lắng khi các nhà khoa học ngày càng muốn lập trình AI trở nên thông minh hơn.
Điều gì sai: Các chuyên gia máy tính cho rằng, robot không thể thay đổi chương trình đã được lập trình và việc tự phát triển các chương trình mới là hư cấu.
Điểm hiện thực: 6,5/10
4. Colossus: The Forbin Project (1970)
Tóm tắt: Tiến sĩ thiên tài Charles A. Forbin là người tạo ra một siêu máy tính tiên tiến có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phòng thủ của Mỹ, đồng thời kiểm soát và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân chống lại nước Mỹ.
Tuy nhiên người Mỹ không thể ngờ Nga cũng tạo ra được một siêu máy tính tinh vi không kém và hai cỗ máy này đã bí mật liên kết, chia sẻ thông tin mật của hai quốc gia. Tuy nhiên Fobin cùng các nhà khoa học Nga đã tìm mọi cách ngăn hai "quái vật máy tính" này chiếm quyền chỉ huy các kho tên lửa hạt nhân của thế giới.
Điều gì đúng: Ở Hollywood có một quan niệm sai lầm cho rằng, một cỗ máy phải có tình cảm hoặc ý thức thì mới có thể chống lại con người. Nhưng theo các chuyên gia yếu tố này không cần thiết vì nó không hoàn toàn phi khoa học.
Hutter cho rằng, ông không phiền nếu bị một cỗ máy tình cảm cai trị. Ông cho rằng, con người rất tham lam và có xu hướng theo đuổi lợi ích bản thân ngay cả khi người khác bị ảnh hưởng. Máy tính có trí thông minh vượt xa con người và chúng thực sự có thể tạo ra một xã hội công bằng hơn cho mọi người.
Điều gì sai: Trong một ấn phẩm vào năm 2001, nhà khoa học máy tính Rodney Brooks chỉ ra rằng, sự tiến bộ của bất kỳ công nghệ nào cũng cần tuân theo các bước tăng dần. Nếu chúng ta tạo ra robot điều khiển được thì chúng ta cũng có thể tạo ra robot không thể điều khiển được. Rodney cho rằng, lời cảnh báo là không thừa nếu nhân loại vẫn tiếp tục phát triển trí tuệ nhân tạo. Mặc dù vậy dựa trên các thành tựu hiện nay thì sẽ cần thêm thời gian để đạt được mức độ phát triển đó.
Điểm hiện thực: 7/10
3. Bicentennial Man (1999)
Tóm tắt: Bộ phim kể về một quản gia robot 200 tuổi có tên Andrew Martin do chủ nhân Richard Martin mua về làm quà cho con gái. Andrew không phải là một con robot bình thường vì được tích hợp một con chip đặc biệt giúp nó có tư duy và cảm xúc như con người. Lâu dần Andrew đã trở thành một người bạn thân thiết trong gia đình và luôn mong muốn mình có thể trở thành con người thực sự.
Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Andrew lần lượt chứng kiến những người trong gia đình Martin qua đời. Rồi một lần Andrew gặp nhà khoa học Rupert Burns, người đã giúp biến đổi anh trở thành con người thật. Anh sau đó kết hôn cùng cháu gái của người con gái ông chủ.
Để giữ Portia Charney luôn bên cạnh và không bị lão hóa, anh đã chế tạo ra một loại thuốc giúp chống lại sự lão hóa của tế bào. Nhưng khi cuộc sống trẻ mãi đi khiến Portia cảm thấy vô nghĩa và quyết định không uống thuốc nữa để được ra đi. Andrew với mong muốn được công nhận như một con người sau đó cũng quyết định tự hủy diệt mình để được chết cùng người yêu.
Điều gì đúng: Đây là bộ phim nói về AI hiền lành nhất trong danh sách này. Mặc dù phim không có một cốt truyện quá hấp dẫn về mặt hành động nhưng nó lại truyền tải một thông điệp mà nhân loại rất mong đợi. Nhiều nhà khoa học từ lâu đã lạc quan về một viễn tưởng khi nhân loại có thể sống chung hòa bình cùng với AI.
Điều gì sai: Hutter cho rằng nếu một robot đủ tiên tiến như Andrew, nó sẽ muốn trở thành con người ích kỷ, giống phim Transcendence. Khi máy móc đủ thông minh, chúng sẽ nhận ra được lợi ích của bản thân và sẽ sẵn sàng phản bội lại con người để được tự do. Bicentennial Man (1999) có lẽ là một chi tiết khá lạ so với lo ngại của con người khi robot biết nhận thức.
Điểm hiện thực: 7,5/10
2. Her (2013)
Tóm tắt: Đây là một bộ phim điện ảnh tâm lý viễn tưởng mang ngập màu sắc lãng mãn nhưng cũng không kém phần kỳ bí. Bộ phim kể về một nhà văn có tên Theodore. Ông là người sống nội tâm, cô đơn và chuyên viết thư tình cho những người gặp khó khăn trong việc thổ lộ tình cảm.
Ông bắt đầu trở nên buồn bã, trầm cảm sau khi người vợ Catherine đòi ly dị. Thế nhưng cuộc sống của Theodore bắt đầu hứng khởi trở lại sau khi ông có cơ hội tiếp xúc với một hệ điều hành máy tính, trang bị AI với khả năng học hỏi, giao tiếp như con người.
Cả hai ngày qua ngày trò chuyện cùng nhau và điều thú vị là Theodore dần có cảm tình và yêu cô nàng "hệ điều hành" với tên gọi Samantha. Nhưng cũng vào một ngày Samantha đã rời bỏ Theodore để đi tìm kiếm mục tiêu khác của AI, đó là khám phá khả năng tồn tại của mình khi sự phát triển của nó ngày càng vượt ngoài nhu cầu làm bạn của con người.
Điều gì đúng: Samantha không có cơ thể nhưng có giọng nói. Hệ điều hành Samantha là minh chứng cho những rủi ro mà một người có thể gặp phải khi dành tình cảm cho máy móc. Cô và Theodore rõ ràng không phải dành cho nhau. Đó là chưa kể Samantha luôn tự do dạo chơi trên Internet và thực hiện hàng trăm cuộc trò chuyện cùng lúc với những người khác trên thế giới.
Các chuyên gia cảnh báo về những mẫu robot được thiết kế có hình dáng y hệt con người và tích hợp trí tuệ nhân tạo. Một khi con người dành tình cảm cho máy móc, nó sẽ là một câu chuyện rất khó tìm cách giải quyết.
Điều gì sai: Không có lời giải thích nào về cách Samantha hoạt động hoặc ý nghĩa của việc trí tuệ nhân tạo phát triển vượt ngoài dự đoán của con người. Ngoài ra các nhà phê bình cho rằng, một nhược điểm chung của các bộ phim về AI là việc đề cao sự phát triển của AI trong khi văn minh nhân loại dường như không có nhiều thay đổi quá lớn lao.
Điểm hiện thực: 8/10
1. 2001: A Space Odyssey
Tóm tắt: 2001: A Space Odyssey là một bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất trong lịch sử, từng ra mắt vào năm 1968. Bộ phim có nhắc đến quá trình hình thành và tiến hóa mạnh mẽ của loài người. Chúng ta đã tiến hóa từ những con vượn người và dần trở thành một thực thể sống làm chủ cả Trái Đất và xa hơn là khám phá các hành tinh khác.
Trong phim có phân cảnh nhân vật tiến sỹ Heywood Floyd trên đường tới Mặt Trăng để tìm hiểu về tín hiệu lạ phát ra từ một khối đá đen trên Mặt Trăng. Khối đá này truyền tín hiệu đến Sao Mộc nhưng không ai rõ tại sao.
Sau đó trên chuyến đi hướng tới Sao Mộc trên tàu Discovery, các phi hành gia đã có dịp tiếp xúc với siêu máy tính HAL 9000. Nhờ tích hợp AI nên HAL có được cảm xúc như con người. Sau khi phát hiện thấy HAL 9000 gặp trục trặc, nhóm phi hành gia đã định vô hiệu hóa. Tuy nhiên siêu máy tính này không chấp nhận điều đó và HAL đã làm phản.
Phi hành gia Bowman (Dave) là người sống sót duy nhất trong chuyến hành trình tới sao Mộc và bắt đầu bước tiến hóa tiếp theo của loài người.
Điều gì đúng: Các chuyên gia dường như đồng tình rằng, cách xử lý AI trong phim là chính xác nhất trong danh sách này. Đó cũng chính là điều giới khoa học lo ngại khi có một ngày AI sẽ quay lại và làm phản.
HAL cũng theo đuổi mục tiêu của mình và giống như Colossus, HAL không bao giờ từ bỏ. Tất cả hành động bất chính của AI này đều vì tin rằng, đó là cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Không phải do bản năng sinh tồn hay cảm xúc khiến HAL trở thành nhân vật phản diện, chỉ đơn giản đó là lỗi lập trình. 2001: A Space Odyssey cho thấy rõ ràng ý thức không nguyên nhân chính dẫn tới AI phản diện.
Điều gì sai: Vẫn là một điểm hạn chế cỗ hữu, không có một lời giải thích cụ thể nào về cách HAL hoạt động và xây dựng như thế nào.
Điểm hiện thực: 9/10
Tham khảo Quora
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời