Danh sách 10 bộ phim có nội dung về trí tuệ nhân tạo này sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu cách con người tưởng tượng ra sao về AI trong tương lai và tính hiện thực của AI trong thời đại ngày nay.
Trong cảnh mở đầu của bộ phim giả tưởng Blade Runner (1982), thẩm vấn viên Holden đã hỏi con robot tên Leon nhằm kiểm tra "phản ứng cảm xúc" của nó. Khi chuyển sang các câu hỏi về mẹ của anh ta, Leon đứng dậy, rút súng và bắn người phỏng vấn đến chết.
Rõ ràng robot đã dần có được ý thức và cảm xúc giống như con người, ít nhất trong phim ảnh. Bộ phim đã làm nổi bật một điều rằng, sự đồng cảm là một trong số những yếu tố phân biệt con người và trí tuệ nhân tạo (AI).
Tất nhiên bộ phim trên có một cái kết không có hậu cho con người. Các nhà văn và đạo diễn đã tranh cãi với nhau trong nhiều thập kỷ về trí thông minh của AI. Tuy vậy nhưng thuyết âm mưu này liệu có hợp lý nếu xét đến yếu tố khoa học?
Xander James Irons, một người dùng Quora chuyên giải đáp những thắc mắc về lịch sử, khoa học, máy tính đã liệt kê 10 bộ phim Hollywood có sự miêu tả gần như chính xác nhất về trình độ phát triển của trí tuệ nhân tạo ngày nay.
10. Chappie (2015)
Tóm tắt: Bộ phim xoay quanh một cảnh sát robot có thể tự nhận thức sau khi được lập trình viên bẻ khóa mã AI. Ban đầu nó hoạt động trong lực lượng cảnh sát Johannesburg, Đức nhưng bị hỏng sau một trận đánh. Sau đó, một lập trình viên trẻ tuổi đã sửa chữa và giúp nó hồi sinh trở lại. Nhưng cũng kể từ đó, Chappie bắt đầu có cảm xúc và suy nghĩ như con người.
Điều gì đúng: Robot Chappie sinh ra tại Đức với sự hiểu biết cơ bản về thế giới và môi trường xung quanh. Nó có thể học hỏi được thông qua kinh nghiệm sống. Mặc dù bộ phim không mô tả chân thực nhất về máy học nhưng nó đã truyền đi một thông điệp rất chính xác. Đó là mọi thuật toán AI tiên tiến hiện nay đều phải trải qua giai đoạn học tập và sai lầm.
Điều gì sai: Theo các chuyên gia, bộ phim còn nhiều vấn đề. Thật khó để một lập trình viên có thể thổi hồn được cho robot và giúp nó cảm nhận được cảm xúc như con người. Để làm được điều này chắc chắn phải cần một nhóm khoa học đông đảo. Bộ phim còn nhắc đến việc tải hệ ý thức của con người vào trong robot bằng cách trích xuất ý thức từ não bộ và lưu trữ trên một con chip. Đây rõ ràng là một điều phi thực tế và không thể áp dụng được.
Điểm hiện thực: 1/10
9. A.I. (2001)
Tóm tắt: Bộ phim kể về một chú robot công nghệ cao có tên David. Nó là một đứa trẻ nhân tạo đầu tiên có cảm xúc giống con người. Điều đặc biệt là cậu rất yêu mến người mẹ Monica của mình. Thực chất David chỉ là giải pháp thay thế cho cậu con trai đang bị đông lạnh để chữa trị căn bệnh nan y của cặp vợ chồng nọ.
Điều gì đúng: Trong suốt bộ phim David luôn có một mục tiêu không thay đổi, đó là muốn được yêu thương. Cậu không bao giờ thay đổi mục tiêu của mình. Cậu luôn muốn được người khác yêu mến.
Theo Marcus Hutter, một nhà khoa học máy tính tại ĐH Quốc gia Úc chia sẻ: "Nếu bạn thiết kế robot trẻ con theo cách này, nó sẽ luôn có những mong muốn như vậy và hành động theo lập trình. Vì mục đích của công ty Mecha là sản xuất ra những đứa trẻ nhân tạo nên AI này rõ ràng đã hành xử đúng mực".
Điều gì sai: Giống như phim Chappie, chúng ta thấy một nhóm tác giả tạo ra AI hoàn thiện như David trong một thời gian rất ngắn. Hutter cảm thấy bất ngờ khi bộ phim khẳng định chỉ cần mất 18 tháng để phát triển được một con robot có ý thức.
Điểm hiện thực: 3/10
8. Blade Runner (1982)
Tóm tắt: Trong tương lai, công nghệ kỹ thuật di truyền của loài người cho phép tạo ra sự sống hữu cơ ở dạng khó phân biệt được với con người. Bộ phim lấy bối cảnh thành phố Los Angeles vào năm 2019. Đó là một nơi đen tối, buồn chán.
Ở đây, cựu cảnh sát có tên Rick Deckard là một Blade Runner có nhiệm vụ theo dõi người nhân bản do công ty Eldon Tyrell tạo ra đang bỏ trốn trên Trái Đất. Người nhân bản rất giống con người, chúng cũng có cảm xúc, suy nghĩ nhưng tuổi thọ chỉ có hạn. Trong khi đó, Blade Runner là lực lượng cảnh sát chuyên săn đuổi và tiêu diệt người nhân bản lẩn trốn.
Điều gì đúng: Bộ phim Blade Runner truyền đi thông điệp rằng liệu ý thức có thể được phát triển trong phòng thí nghiệm? Hutter nói: "Làm thế nào để tôi biết rằng bạn có cảm xúc? Tôi không có cách nào để biết điều đó. Tôi chỉ giả dụ rằng vì bạn cũng được chế tạo giống tôi và tôi biết rằng tôi có cảm xúc".
Điều gì sai: Giới chuyên môn có nhiều luồng quan điểm trái chiều khi nói đến Blade Runner. Một số người khen ngợi cách tạo dựng nhân vật. Tuy nhiên cũng có nhiều người không ưa cách kể chuyện của phim. Người nhân bản trong phim sử dụng những ký ức được cấy ghép. Nhưng thực tế không có kỹ thuật di truyền nào hiện nay có thể giúp cấy ký ức phức tạp của con người lên robot hoặc AI.
Tuy vậy, Blade Runner đã trở thành một bộ phim nổi tiếng và được nhiều nhà phê bình coi là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại.
Điểm hiện thực: 4/10
7. Ex Machina (2015)
Tóm tắt: Một lập trình viên 26 tuổi tên Caleb đã chiến thắng một cuộc thi và có một tuần tu nghiệp tại công ty của thiên tài máy tính Nathan. Ở đó, Caleb đã tham gia một bài kiểm tra Turing (được tạo ra nhằm kiểm tra xem một cỗ máy có khả năng thông minh giống người) cùng một robot AI mang hình hài người phụ nữ có tên Ava.
Điều gì đúng: Hutter nghĩ rằng bộ phim đã làm sai lệch độ chính xác trong bài kiểm tra Turing nhưng ông khen ngợi nó vì cách xử lý ý thức tinh vi và tránh các hành động vượt ngoài giới hạn. Ý thức là một trong những chủ đề lớn nhất trong bộ phim này và Hutter nghĩ rằng nếu có ý thức, đó sẽ là một đặc tính nổi bật của của AI.
Hutter tin rằng nếu có một hệ thống đủ phức tạp, tinh vi và nếu AI thể hiện được cảm xúc như con người thì khả năng tồn tại cảm xúc trên máy móc là có thật.
Điều gì sai: Mặc dù Nathan điều hành công ty Internet khổng lồ BlueBook nhưng có vẻ hầu hết công việc của anh ta chỉ tập trung vào AI. Điều phi lý là mọi thứ đều được vận hành trong một ngôi nhà công nghệ sâu trong rừng. Ngoài ra bộ phim cũng chưa thực sự giải thích cặn kẽ về công nghệ đằng sau robot có tình cảm Ava.
Phần mềm đằng sau trí thông minh của Ava rõ ràng có nguồn gốc từ việc tổng hợp lượng dữ liệu khổng lồ trong các tìm kiếm trên Internet. Nhưng làm thế nào để các truy vấn tìm kiếm đó có thể biến thành tình cảm thì chưa thực sự rõ ràng.
Điểm hiện thực: 5/10
6. Transcendence (2014)
Tóm tắt: Nhà khoa học thiên tài Will Caster mơ ước xây dựng một hệ thống AI đỉnh cao mang tên Transcendence có thể tự nhận thức và kết hợp tri thức của nhân loại để thể hiện cảm xúc như con người. Tuy nhiên dự án của Will gây ra nhiều tranh cãi và khiến ông trở thành mục tiêu của những kẻ cực đoan, không muốn tạo ra một cỗ máy giỏi hơn con người.
Will Caster sau đó bị ám sát và khó giữ được tính mạng. Người vợ Evelyn và bạn thân Max đã quyết định truyền ý thức của anh lên hệ thống Transcendence nhằm níu giữ tâm trí của Will.
Tuy nhiên nhờ sở hữu năng lực vượt trội của một siêu máy tính nên Will Caster bỗng chốc trở thành kẻ thèm khát quyền lực điên cuồng và quay trở lại tiêu diệt những kẻ đã gây hại cho gia đình mình.
Will Caster trong phim đã bị biến thành một cỗ máy khao khát quyền lực không thể dừng lại
Điều gì đúng: Cho đến khi hết phim, bản thân AI của Will Caster vẫn bị giới hạn trong thế giới số. Anh ta chỉ tồn tại như một chương trình máy tính.
Điều gì sai: Toàn bộ quá trình tải lên và tải xuống dữ liệu của não bộ lên hệ thống Transcendence là điều phi thực tế.
Điểm hiện thực: 6/10
(Còn tiếp)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4