Những khám phá mang tính lịch sử, những hiện vật cổ đại chưa được giải thích, những điều bí ẩn không có lời đáp xuyên suốt lịch sử loài người từ thời kì đồ đá đến nay.
Hàng trăm khám phá khảo cổ kỳ lạ đã được thực hiện trong lịch sử hiện đại. Tuy nhiên, nhiều khám phá khảo cổ học cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc hấp dẫn vào những bí ẩn chưa được giải quyết, trong đó tiếp tục mê hoặc nhiều người trên khắp thế giới. Mời các bạn tìm hiểu 10 khám phá khảo cổ gây tranh cãi và tìm hiểu lý do tại sao chúng lại kích thích cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học, nhà sử học, hoặc công chúng.
1. Hộp hài cốt của James : Bằng chứng khảo cổ về chúa Jesus
Trong khoảng 90 năm, từ năm 20 trước công nguyên đến năm 70 sau công nguyên, người Do thái thường có tục lệ mai táng người chết là đặt cơ thể người chết vào 1 hang động để xác phân hủy hoàn toàn, khoảng 1 năm sau đó, họ lấy xương và đặt vào chiếc hộp chứa hài cốt và đặt vào những nghĩa trang của dòng tộc.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được hàng trăm hộp như thế, và 215 hộp trong số đó đều được chạm khắc những dòng chữ cổ. Nhưng chỉ có 2 hộp đề cập đến một người anh em với chúa Jesus.
Chiếc hộp được đề cập ở trên ban đầu được giám định tại Israel bởi các nhà khoa học của nhóm Khảo sát địa chất, họ cho rằng chiếc hộp đã 2000 năm tuổi. Nhưng những nhà khảo cổ và các nhà chức trách có thẩm quyền của Israel lại phản bác lại kết quả giám định ban đầu, họ cho rằng từ năm 2003 có rất nhiều cổ vật bị giả mạo với những dòng chạm khắc như thế. Tuy nhiên, phân tích thống kê những cái tên cổ đại cho rằng ở Jerusalem ngày nay, có trung hộp 1,71 người có tên Ya'akov (James) có cha tên Yosef ( Joseph) và có 1 người an hem tên Yeshua (Jesus).
Người chủ sở hữu chiếc hộp hài cốt của James là một kỹ sư và là 1 người sưu tập đồ cổ có tên Oded Golan cho biết, ông đã mua lại chiếc hộp từ 1 cửa hàng đồ cổ vào năm 1970 ở thung lũng Kidron, phía đông nam Jerusalem.
Vào tháng 12 năm 2004, chủ sở hữu chiếc hộp đã bị buộc 44 tội danh giả mạo, gian lận, bao gồm cả giả mạo dòng chữ khắc trên chiếc hộp. Năm 2012, Golan (chủ sở hữu chiếc hộp) được trắng án tội giả mạo nhưng lại bị kết tội buôn bán cổ vật trái phép. Ông bị phạt 30,000 Shekels (tiền Israel – khoảng 176 triệu VNĐ ) và 1 tháng tù giam vì bị nghi ngờ giả mạo kết quả giám định. Thẩm phán cho rằng tuyên bố trắng án " không có nghĩa là dòng chữ trên chiếc hộp là thật và không có nghĩa nó đã 2000 năm tuổi".
2. Chữ khắc tay của Jehoash ( Giô-ách) : một phiến đá cổ đại mô tả việc xây dựng đền thờ Vua Solomon
Trong khi các học giả ủng hộ tính xác thực của phiến đá qua lớp rêu mốc trên mặt phiến đá, thì Bộ trưởng Uỷ Ban khoa học thuộc bộ Văn hóa Israel sau khi nghiên cứu phiến đá của Jehoash cho rằng với những lỗi chính tả và những ký tự trộn lẫn của nhiều bảng chữ cái thi đây là phiến đá được giả mạo với công nghệ hiện đại. Phiến đá là loại đá đặc trưng của vùng phía tây Cyprus, lớp rêu mốc trên các chữ cái khác với mặt sau phiến đá và dễ dàng lau sạch bằng tay.
Trong một cuộc họp báo tại Jerusalem vào 18 tháng 6 năm 2003, Cơ quan nghiên cứu cổ vật Israel đã tuyên bố phiến đá là giả mạo.
Nhà nước Israel đã tịch thu phiến đá và phạt Oded Golan ( nhà sưu tập cổ vật đồng thời là người sở hữu hộp hài cốt của James) tội chế tạo cổ vật và kinh doanh cổ vật giả mạo.
Tuy nhiên tòa án đã không chứng minh được phiến đá, hộp hài cốt và những cổ vật khác là thật hay giả mạo, do đó không thể buộc tội Golan kinh doanh cổ vật giả. Mặc dù phán quyết của tòa án tha bổng cho Golan nhưng nhà nước Israel lại từ chối trả lại phiến đá cho Golan và đề nghị đưa vụ kiện lên Tòa Án Tối Cao. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2013, một nhóm 3 thẩm phán đã bác bỏ lập luận của nhà nước Israel và yêu cầu trả phiến đá lại cho Golan.
3. Khăn liệm Turin : Khuôn mặt thật của Chúa ?
Hình ảnh âm bản đen-trắng của chiếc khăn rõ ràng hơn nhiều so với màu nâu đỏ tự nhiên của nó. Hình ảnh được chụp vào năm 1898 bởi nhiếp anh gia nghiệp dư Secondo Pia, người được cho phép chụp ảnh nó khi đang được trưng bày trong nhà thờ Turin. Tấm khăn liệm hiện nay được lưu giữ trong nhà nguyện hoàng gia của nhà thờ Saint John ở Turin, miền bắc nước Ý.
Nguồn gốc của tấm khăn liệm và hình ảnh của nó là đề tài được tranh luận gay gắt giữa các nhà thần học, sử học, các nhà nghiên cứu. Các ấn phẩm khoa học phổ biến đã chỉ ra phương pháp có thể giả mạo chiếc khăn liệm.
Năm 1978, một cuộc kiểm tra chi tiết được thực hiện bởi đội ngũ các nhà khoa học đến từ Mỹ đã tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về cách hình ảnh xuất hiện trên tấm khăn liệm. Năm 1978, họ đã kiểm tra đồng vị phóng xạ các-bon trên một mẩu nhỏ của chiếc khăn và được phòng thí nghiệm của đại học Oxford, đại học Arizona và viện Công nghệ liên bang Thụy Sỹ đưa ra những kết quả giống nhau, chiếc khăn có niên đại từ thời Trung Cổ, khoảng từ năm 1260 đến năm 1390.
Tháng 3 năm 2013, các nhà khoa học tại Đại học Padua ( Ý ) đã tiến hành giám định lại chiếc khăn và đưa ra kết quả khoảng từ năm 300 Trước Công Nguyên đến năm 400 Sau Công Nguyên, nhưng với sai số 400 năm do không xác định được nhiệt độ và độ ẩm không khí vào thời gian đó.
Giáo hội Công Giáo không xác nhận nhưng cũng không bác bỏ tính xác thật của chiếc khăn, vào năm 1957 Giáo Hoàng Piô XII đã phê duyệt hình ảnh trên chiếc khăn với lòng tôn kính chúa Jesus. Gần đấy Đức Thánh Cha Francis và người tiền nhiệm của ông giáo hoàng Benedict XVI đã mô tả chiếc khăn là " một biểu tượng của Chúa "
Dù không như mong đợi, chiếc khăn vẫn tiếp tục là một trong những cổ vật được nghiên cứu nhiều nhất và gây tranh cãi nhất.
4. Lăng mộ Talpiot : Lăng mộ của Chúa Jesus và gia đình của ông ?
Ngôi mộ được phát hiện bởi những công nhân khi đang xây dựng nền móng cho một chung cư và khi đào xới đã phát hiện lối vào ngôi mộ. Do lo sợ trẻ em ở các khu chung cư lân cận vào ngôi mộ chơi đùa bên trong nên các nhà chức trách đã niêm phong cửa ra vào vì lý do an toàn.
Năm 2005, một nhóm nghiên cứu do nhà sư học kinh thánh Jame Tabor là giáo sư và chủ tịch tôn giáo tại đại học North Carolina và các nhà làm phim Simcha Jacobovici, đã mở ngôi mộ một lần nữa và tuyên bố tìm thấy những dòng chữ được khắc trên một hộp chứa hài cốt mà theo họ là mô tả sự phục sinh của chúa Jesus. Hộp chứa hài cốt có một dòng khắc đã được giải thích ghi "Yeshua bar Yehosef" ( Jesus con của Joseph).
Tổng cộng có 10 hộp đá vôi chứa hài cốt được tìm thấy, 6 hộp trong số đó có bia tưởng niệm và chỉ có 4 hộp được xác định có liên quan đến Chúa Jesus. Nhóm khảo cổ đã xác định những hộp hài cốt không liên quan và ít được lưu ý, sau đó giao cho bảo tàng Rockefeller để phân tích và lưu giữ. Ngoài ra, 3 hộp sọ và xương người đã bị nghiền nát được tìm thấy rải rác trên sàn của ngôi mộ, có nghĩa rằng ngôi mộ đã bị xáo trộn trước đây. Những cảnh quay trong ngôi mộ được xây dựng thành một bộ phim tài liệu tên The Lost Tomb of Jesus vào năm 2007, trong đó tác giả cho rằng lăng mộ Talpiot là nơi chôn cất chúa Jesus cũng như một số nhân vật khác trong kinh Tân Ước. Tất nhiên, lập luận này đã bị bác bỏ bởi những nhà khảo cổ và các nhà thần học, cùng với những học giả Kinh thánh và Ngôn ngữ học.
Đại học Lakehead đã phân tích DNA trên cái hài cốt được đánh dấu "Jesus con trai của Joseph" và một hài cốt khác được đánh dấu "Mariamme" hoặc "Mary" (một số người khác cho rằng đó là Mary Magdalene) phát hiện ra rằng 2 người không có quan hệ huyết thống về phía mẹ. Dựa trên các kết quả thử nghiệm này, các nhà sản xuất phim tài liệu cho rằng "Chúa Jesus" và "Mariamme" có thể đã kết hôn với nhau "bởi vì nếu không thì họ không được chôn cùng nhau trong một ngôi mộ gia đình". Họ đã không thử nghiệm DNA trên những mẫu hài cốt khác để xác định họ có họ hàng với nhau hay không. Tuy nhiên, những thử nghiệm DNA chỉ xác định họ không có cùng mẹ nhưng họ vẫn có thể cùng cha khác mẹ , con riêng hoặc anh chị em họ, hoặc bất kỳ khả năng nào mà không có mối liên hệ về phía ngoại.
5. Bản đồ Piri Reis : bản sao chính xác từ bản đồ của Christopher Columbus ?
Phát hiện này đã gây chấn động cho thế giới, vì nó là bản sao duy nhất được sao chép lại từ bản đồ thế giới của Christopher Columbus (1451 – 1506 ). Nó là bản đồ duy nhất của thế kỷ 16 cho thấy Nam mỹ song song và có vị trí tách biệt với Châu Phi.Tấm bản đồ được đặt tên theo tác giả của nó, Piri Reis, là một trong những người vẽ bản đồ quan trọng nhất và là một trong những đô đốc nổi tiếng nhất trong lịch sử hàng hải Ottoman.
Một số phân tích đã khẳng định rằng điểm trung tâm của bản đồ là ở Cairo, nhưng năm 1998 Steven Ducth của Đại Học Wisconsin Green Day đã phân tích và đưa ra giả thuyết phù hợp hơn là trung tâm là 1 điểm nằm gần giao điểm của kinh tuyến góc ngày nay với đường xích đạo. Có một số dòng ghi chú bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh viền của tấm bản đồ, và những thông tin trong đó đa phần không chính xác và bất thường.
Một phân tích chính xác hơn được công bố bởi Gregory McIntosh, một nhà sử học chuyên nghiên cứu về bản đồ, và ông đã có những nghiên cứu chuyên sâu về bản đồ của Piri Reis. Ông đã tìm kiếm nguồn thông tin cho bản đồ trong các tác phẩm của Columbus. Một số điểm đặc biệt ( chẳng hạn như việc xuất hiện đảo Virgin ở 2 địa điểm) được cho là do sử dụng nguồn từ nhiều bản độ, số khác (ví dụ lỗi về địa lý Bắc Mỹ ), ông cho rằng bắt nguồn từ sự nhầm lẫn liên tục của khu vực Đông Nam Á. Theo như tính chính xác được mô tả có liên quan đến bờ biển Nam Cực, có 2 lỗi dễ thấy nhất : đầu tiên, nó được vẽ cách hàng trăm dặm về phía bắc so với vị trí hiện nay ,và thứ 2, eo biển Drake Passage hoàn toàn biến mất và bán đảo Nam cực lại dính liền với bờ biển Argentina. Việc xác định các khu vực này trên bản đồ so với bờ biển Nam Cực cũng gặp nhiều khó khăn vì ghi chú trên bản đồ mô tả đây là khu vực có khí hậu ấm áp. Ngoài ra vào năm 1513, Cape Horn ( Mũi Sừng) vẫn chưa được khám phá, và chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan chưa được căng buồm cho đến tận 6 năm sau. Vẫn chưa rõ tác giả của tấm bản đồ thật sự đã nhìn thấy Nam Mỹ hay chỉ là 1 phần nhỏ phía nam ( như bản đồ của Atlas Miller) hay ông đã vẽ những gì được biết đến hiện nay với sự biến dạng đáng kể của các bờ biển. Trong mọi trường hợp, không có lý do gì để tin rằng bản đồ là sản phẩm của sự hiểu biết về bờ biển Nam Cực.
Bản đồ Piri Reis hiện nay được đặt tại thư viện thuộc cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhi Kỳ, nhưng không thường được trưng bày công khai trước công chúng
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"