10 năm từ ngày Flappy Bird gây bão thế giới: Hút hơn 50 triệu lượt tải, mỗi ngày thu 1 tỷ đồng, đưa lập trình viên người Việt vào kỷ lục Guinness!
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, có thể coi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông là niềm tự hào của ngành ứng dụng Việt Nam xét trên cả phương diện thành công về lượt tải hay mức doanh thu.
Năm 2024 là thời điểm đánh dấu 11 năm ngày Flappy Bird, tựa game di động do lập trình viên Nguyễn Hà Đông tạo ra, chính thức ra mắt trên App Store của Apple. Từ một tựa game được ra mắt âm thầm, Flappy Bird đã trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng gây bão trên toàn thế giới.
Hút hơn 50 triệu lượt tải, doanh thu khổng lồ lên tới 50.000 USD/ngày
Năm 2014, Flappy Bird là cái tên gây bão không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Thành công bất ngờ của trò chơi giúp nhà phát triển Nguyễn Hà Đông góp mặt trong danh sách "10 triệu phú Internet đi lên từ con số 0" của tờ The Richest.
Nguyễn Hà Đông cho biết, anh tự mình tạo ra Flappy Bird chỉ trong vài đêm. “ Trò chơi của tôi rất đơn giản nên không cần nhiều người lập trình ”, Đông nói.
Trong vài tuần của tháng đầu năm 2024, nó đã trở thành một hiện tượng đình đám của làng game thế giới và đi vào lịch sử IT Việt Nam khi nhanh chóng vươn lên dẫn đầu ở các bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí của Apple Store và Google Play với tổng hơn có trên 50 triệu lượt tải về.
Sở hữu gameplay đơn giản nhưng cực kỳ gây nghiện, nguyên tắc của trò này rất đơn giản là giữ cho chú chim bay qua một loạt các chướng ngại vật là các ống cống màu xanh, trò chơi chỉ kết thúc khi chim va vào chướng ngại vật.
Lý giải về nguyên nhân khiến Flappy Bird trở thành hiện tượng toàn cầu, tạp chí The Atlantic của Mỹ xếp Flappy Bird vào dòng game Masocore (tức trò chơi có độ khó cực cao).
Đây là loại game “khó chịu” với kịch bản “thử và mắc lỗi”, khiến người chơi cứ lặp đi lặp lại thao tác trên màn hình để có thể qua màn, cùng độ háo hức không ngừng tăng lên.
Không chỉ khiến giới công nghệ thế giới điên đảo, Flappy Bird ngay lập tức mang lại cho lập trình viên Nguyễn Hà Đông nguồn thu lớn từ quảng cáo.
Bài phỏng vấn trên tạp chí Rolling Stone năm 2014 là lần đầu tiên Nguyễn Hà Đông chia sẻ một phần câu chuyện thành công kể từ khi Flappy Bird bất ngờ nổi tiếng trên toàn cầu.
Tờ Rolling Stone viết về thành công của Hà Đông và Flappy Bird như sau: " Đông kiếm được số tiền ước tính lên tới 50.000 USD một ngày. Ngay cả Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook ban đầu cũng không giàu nhanh như vậy ". Flappy Bird cũng nằm trong danh sách 25 ứng dụng được CNET đánh giá là có tầm ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua.
Cái tên Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird cũng xuất hiện trên các trang mạng và cả những tờ báo nổi tiếng thế giới như Time, USA Today, Reuters, Forbes, PC Magazine, Huffington Post, Atlantic…
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, có thể coi Flappy Bird là niềm tự hào của ngành ứng dụng Việt Nam xét trên cả phương diện thành công về lượt tải hay mức doanh thu, đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư hơn nữa trong việc phát triển các ứng dụng game hướng ra thị trường thế giới.
Bị xóa bởi chính cha đẻ và thành công được ghi danh vào kỷ lục Guinness
Giữa thời điểm hoàng kim về tên tuổi cũng như tiền bạc mà tựa game mang lại, Nguyễn Hà Đông bất ngờ gỡ Flappy Bird vào tháng 2/2014.
Tuy nhiên, thành công chóng vánh cũng đi kèm với những hệ lụy không ngờ. Những “tai bay vạ gió” cũng như tính gây nghiện quá mức của Flappy Bird đã khiến chính tác giả của nó cảm thấy lo ngại.
Đầu tiên là những cáo buộc những ống cống trong trò chơi này giống chướng ngại vật trong trò Mario. Tiếp đó, có thông tin chỉ trích Nguyễn Hà Đông đạo ý tưởng một game mang tên Piou Piou vốn được phát triển trên Android và iOS từ năm 2011,...
Đỉnh điểm khi Nguyễn Hà Đông chia sẻ thường xuyên nhận được email của những người bị mất công việc hay ba mẹ không còn trò chuyện với con cái chỉ vì Flappy Bird. Sự bám đuổi, chỉ trích và cáo buộc khiến chàng trai 28 tuổi khi đó cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ và không muốn đi ra ngoài.
Chỉ chưa đầy một năm sau khi ra mắt, Nguyễn Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ Flappy Bird khỏi các kho ứng dụng, với lý do "trò chơi đã trở thành một vấn đề".
Quyết định gây sốc này đã khiến cộng đồng game thủ toàn cầu dậy sóng. Những chiếc điện thoại đã cài đặt sẵn Flappy Bird được rao bán với giá từ 1.500 USD, thậm chí hơn 9.000 USD trên eBay. Đồng thời, hàng loạt bản sao của Flappy Bird cũng nhanh chóng xuất hiện để lấp đầy khoảng trống mà tựa game này để lại.
Dẫu vậy, độ nổi tiếng của Flappy Bird chưa dừng lại sau khi Hà Đông gỡ bỏ mà đến năm 2016 xuất hiện trong cuốn sách Guinness với tư cách tựa game đầu tiên bị hạ xuống sau khi đã dẫn đầu bảng xếp hạng Apple Store. Nguyễn Hà Đông cũng là người Việt Nam duy nhất được tổ chức kỷ lục Guinness vinh danh trong danh sách kỷ lục năm 2016 này.
11 năm đã trôi qua, Flappy Bird giờ đây chỉ còn là một ký ức đẹp đối với nhiều người. Sự ra đời và biến mất đột ngột của nó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử ngành công nghiệp game di động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"