10 vụ phá hủy tòa nhà tai hại nhất trong lịch sử ngành xây dựng

    Thiên Long,  

    Để san phẳng một tòa nhà không đơn thuần chỉ là việc dùng thuốc nổ, các kỹ sư xây dựng phải tính toán rất kỹ lưỡng nếu không muốn rơi vào trường hợp giống như 10 vụ phá hủy tai hại dưới đây.

    Việc phá hủy tòa nhà không đơn thuần là việc đặt mìn xung quanh móng hoặc các điểm xung yếu. Thực chất, kỹ thuật này đòi hỏi sự tính toán rất nghiêm ngặt và chi tiết.

    10 vụ phá hủy tòa nhà tai hại nhất trong lịch sử ngành xây dựng - Ảnh 1.

    Mặc dù vậy, ngay cả khi đã tính toán kỹ lưỡng, vẫn có những sự cố bất ngờ không thể đoán trước, ví dụ như tòa nhà không đổ, bị nghiêng sang một bên hay thậm chí đổ sai hướng, phá hủy những ngôi nhà xung quanh.

    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua một số vụ phá hủy tòa nhà tai hại nhất trong lịch sử từng ghi nhận.

    1. Một vụ phá hủy nhà tại Nga

    Vụ phá hủy tòa nhà tại Nga

    2. Tiểu bang Detroit, Mỹ thực hiện phá hủy sân vận động cũ Pontiac Silverdome nhưng sau vụ nổ đầu tiên, sân vân động vẫn đứng yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

    Màn phá hủy sân vận động tại tiểu bang Detroit

    3. Tháp cổ ở Redbank, Úc không đổ gục dù chịu sức công phá của khối thuốc nổ gần 100kg. Tòa tháp nghiêng 40 phút và các công nhân phải sử dụng búa khoan để "hạ gục" tòa nhà.

    Màn phá hủy tháp cổ ở Redbank, Úc

    4. Tòa tháp Zip Feed Mill ở Sioux Falls, tiểu bang South Dakota, Mỹ vẫn sừng sững như chưa hề có chuyện gì xảy ra sau vụ nổ.

    Phá hủy tòa tháp Zip Feed Mill ở Sioux Falls, tiểu bang South Dakota, Mỹ

    5. Các nhà chức trách đã phá hủy một tòa nhà 16 tầng xây dựng bất hợp pháp tại Sevastopol, Crimea, Ukraina. Thế nhưng mọi chuyện không như tính toán. Họ phải cho nổ lần thứ ba mới phá được tòa nhà.

    Cận cảnh màn phá hủy một tòa nhà 16 tầng xây dựng bất hợp pháp tại Sevastopol, Crimea, Ukraina

    6. Tổ hợp tòa nhà bị phá hủy tại Liễu Châu, Trung Quốc để nhường chỗ xây dựng chung cư mới. Kế hoạch ban đầu nhằm chia tách và phá hủy hai khối tòa nhà. Tuy nhiên khối tòa nhà thứ hai rất tiếc không đổ xuống như dự kiến.

    Tòa nhà cuối cùng không đổ như dự kiến

    7. Sai một ly đi một dặm. Tòa nhà bị phá hủy tại Thổ Nhĩ Kỳ không sụp ngay xuống mà lăn một vòng về phía trước.

    Tòa nhà bị phá hủy tại Thổ Nhĩ Kỳ không đổ sụp xuống mà lăn thêm vòng nữa mới chịu dừng lại

    8. Tòa tháp của nhà máy nhiệt điện ở New Brunswick, Canada vẫn sừng sững sau vụ nổ rung trời.

    Tòa tháp của nhà máy nhiệt điện ở Canada vẫn đứng sừng sững sau vụ nổ

    9. Vụ nổ tòa tháp silo 53m tại Đan Mạch vô tình phá nát một góc trung tâm văn hóa kế bên do hướng đổ ngoài dự đoán.

    Thật đen đủi thay, tòa tháp đã không rơi đúng như dự kiến mà lao thẳng về phía một trung tâm văn hóa địa phương gây ra một số thiệt hại không nhỏ

    10. Đây có lẽ là vụ phá hủy tòa nhà đen đủi nhất. Khi chuẩn bị phá hủy một tòa tháp tại nhà máy nhiệt điện Mad River ở Ohio, Mỹ, nhóm công nhân đã quên cắt một số thanh cốt thép dọc theo chân tháp. Kết quả là tháp đổ ngay đường dây diện bên cạnh.

    Khó có thể tin được tòa nhà đã đổ đúng vào đường dây điện và gây nên thiệt hại lớn

    Tuy không ai bị thương nhưng vụ va chạm đã khiến hàng ngàn người dân bị mất điện. Chủ nhà máy điện sau đó đã nộp đơn kiện đội thi công phá tòa tháp vì sơ suất chủ quan gây thiệt hại kinh tế.

    Tham khảo Popular Mechanics

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ