12 bài bắn tỉa của cánh sát Nga cho thấy: Trở thành lính bắn tỉa cảnh sát khó đến thế nào (Phần 1)

    PnM,  

    Trong số 12 bài bắn dành cho xạ thủ bắn tỉa của cảnh sát, ngoại trừ bài “Bất ngờ” thì 11 bài kia đều có một điểm chung: yêu cầu độ chính xác ở mức “giải phẫu”.

    Vừa qua tại thao trường chiến thuật của sư đoàn đặc nhiệm độc lập thuộc Bộ Nội Vụ Nga đã diễn ra cuộc thi bắn tỉa mang tên “Chính xác tuyệt đối” giữa lực lượng bắn tỉa của cảnh sát và các tay súng bắn tỉa thể thao nhằm chào mừng Ngày nước Nga. Cuộc thi này do công ty vũ khí ORSIS của Nga tổ chức dưới sự bảo trợ của ủy ban Công nghiệp-Quân sự trực thuộc chính phủ Liên bang Nga cùng với sự hỗ trợ và tư vấn của bộ nội vụ Nga.

    Bất cứ xạ thủ nào sở hữu một khẩu súng cỡ nòng đến 9 mm và có độ chính xác tới 1 MOA (mỗi MOA là 1/60 độ cho 100 m) đều có thể tham dự cuộc thi. Các thí sinh được chia thành hai nhóm – xạ thủ dân sự và nhân viên các lực lượng an ninh. Hai nhóm này chỉ có duy nhất 2 bài bắn chung, còn lại các bài bắn được thiết kế riêng để phù hợp với tính chất nghiệp vụ của từng đối tượng.

    Trình độ của các thí sinh tham gia rất khác nhau, và đồ nghề họ mang tới cuộc thi cũng vậy. Chỉ cần nhìn qua những túi lớn mà các xạ thủ đem theo mình cũng đủ để biết “đồ chơi” đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong bộ môn bắn tỉa. Bộ cơ bản nhất mà xạ thủ nào cũng phải có là: súng - ống ngắm quang học và đạn dược. Chỉ riêng khẩu súng bắn tỉa cũng đã gồm rất nhiều bộ phận có thể “độ” được bằng những sản phẩm thay thế tới từ các nhà sản xuất khác nhau.

    Trong số 12 bài bắn dành cho xạ thủ bắn tỉa của cảnh sát, ngoại trừ bài “Bất ngờ” thì 11 bài kia đều có một điểm chung: yêu cầu độ chính xác ở mức “giải phẫu”. GenK sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn để chúng ta có được cái nhìn chi tiết hơn về mức độ khó khăn mà những xạ thủ bắn tỉa trong lực lượng cảnh sát Nga nói riêng và quốc tế nói chung phải trải qua trong quá trình khổ luyện.

    1. “Phát súng lạnh”

    Xạ thủ chỉ được thực hiện duy nhất một lần bắn ở khoảng cách 300 m. Điểm khó khăn ở đây là xạ thủ chỉ phải bắn từ một khẩu súng trường “lạnh” chưa hề được hiệu chỉnh trước. Các tay súng không hề biết trước ảnh hưởng của gió tại thời điểm đó như thế nào.

    Bài bắn cơ bản của mọi xạ thủ bắn tỉa cảnh sát

    Đây là bài tập đầu tiên, và là một trong những bài bắn đặc trưng nhất dành cho một tay súng bắn tỉa cảnh sát - những người không bao giờ được có cơ hội mắc sai lầm khi đối diện với tội phạm.

    2. “Năm”

    Ở khoảng cách 100 m có treo một tờ giấy A4, trên có những mục tiêu hình vuông và tam giác màu đen nằm ngẫu nhiên. Có hai giới hạn dành cho xạ thủ là thời gian (30 giây) và số lượng đạn (5 viên). Cái khó của bài tập này là xạ thủ đầu tiên phải xác định được hình dạng của mục tiêu, sau đó lựa chọn bắn vào hình nào. Hình vuông có diện tích lớn hơn nên dễ trúng hơn nhưng lại cho điểm ít hơn hình tam giác và ngược lại.

    3. “Que tăm”

    Trong bài tập này khoảng cách tới mục tiêu được rút ngắn, thế nhưng độ khó không hề giảm. Xạ thủ phải bắn trúng vào 2 que tăm kẹp trên một tờ giấy đặt cách 40 m.

    "Nhỏ như que tăm" mà vẫn có người bắn trúng

    Mục tiêu thực sự rất nhỏ, ngoài ra còn có thêm điều kiện bổ sung - nếu xạ thủ bắn trúng vào chiếc kẹp thì sẽ bị trừ điểm. Bài tập này nhằm mô phỏng tình huống tiêu diệt kẻ bắt cóc con tin ở mức độ đơn giản nhất.

    4. “21”

    Khoảng cách tác chiến tiêu chuẩn của cảnh sát bắn tỉa là 100 m. Xạ thủ chỉ có 3 viên đạn và thời gian giới hạn để hoàn thành bài tập. Mục tiêu là ba vòng tròn với các khu vực đánh số khác nhau tương ứng với số điểm. Đúng như tên gọi, bài bắn này yêu cầu xạ thủ phải ghi được tổng số đúng 21 điểm. Cho dù bắn được nhiều hơn hay ít hơn số điểm trên đều sẽ bị tính là không đạt. Khó khăn là ở chỗ: rõ ràng không chỉ đơn giản là bắn trúng mà còn phải bắn trúng có chọn lọc vào số cụ thể dựa trên kết quả của phát bắn trước đó. Hơn nữa, cần phải bắn trúng cả ba mục tiêu vì ngay cả khi xạ thủ bắn trúng hai lần vào vòng mười của hai vòng tròn thì anh ta sẽ không còn cơ hội để ghi được 21 điểm nữa, và chắc chắn bị đánh trượt.

    5. “Cờ hiệu”

    Từ khoảng cách 100 m, các tay súng phải bắn trúng mục tiêu được vẽ trên lá cờ hiệu của cuộc thi. Chưa kể đến chuyện lá cờ hiệu dễ bị gió thổi, ngay bản thân mục tiêu cũng đã vô cùng khó nhằn khi kích thước của nó chỉ có 15 mm (1,5 cm) mà thôi.

    1,5 cm ở cách 100 m quả thực rất nhỏ

    6. “Cửa sổ”

    Lần này, mục tiêu là một hình oval màu đen, trong là một vùng tròn đường kính 6 cm được gắn trên một tờ giấy A4 đặt cách xạ thủ 200 m. Tương tự bài bắn hình chữ nhật và tam giác, xạ thủ sẽ dễ bắn trúng hình oval hơn, nhưng điểm số ghi được lại thấp hơn so với hình tròn.

    Xa xa bên cửa sổ có hai người...

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ