Có rất nhiều phương pháp có thể khiến chúng ta thông minh hơn, tùy vào cách học hỏi của từng người. Dưới đây là 12 gợi ý cơ bản nếu bạn còn đang phân vân về những phương pháp này.
1. Chơi các môn thể thao/trò chơi trí tuệ
Hẳn là ai cũng biết cờ là môn thể thao trí tuệ có thể giúp bạn ‘tập luyện’ cho trí óc. Những người chơi cờ thường phải suy xa tính trước bằng tư duy logic và chiến lược. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh chơi cờ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (thoái hóa não bộ, gây mất trí nhớ và rối loạn cảm giác cùng khả năng vận động). Hãy bắt đầu với trang ChessAcademy, bạn có thể tìm được đầy đủ chỉ dẫn và chiến thuật chơi các loại cờ và game trí tuệ. Nếu không tìm được bạn chơi cờ phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tìm ghép online hay chơi cờ trong các game có sẵn.
2. Học hỏi về công nghệ
Đừng để mình bị lạc hậu về những xu hướng công nghệ đang diễn ra trên thế giới, từ công nghệ internet cho đến robot, AI hay không gian vũ trụ,… Lý do tại sao lại là công nghệ mà không phải văn học cổ điển bộ môn nào đó khác? Bởi công nghệ chính là lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm qua và chắc chắn sẽ không giảm nhiệt trong nhiều năm tới. Chính vì vậy mà bạn rất nên biết bot của Microsoft là gì hay Trạm vũ trụ quốc tế có tin tức gì mới. Và một điều quan trọng nữa là hãy lựa chọn những nguồn tin uy tín nhất để tìm hiểu.
3. Viết blog riêng
Một trong những thứ giúp con người vượt trội hơn các loài động vật khác chính là khả năng sáng tạo. Sáng tạo luôn khiến chúng ta thông minh hơn, điều này có lẽ không cần phải bàn cãi. Và một cách hiệu quả giúp tăng độ sáng tạo của bạn chính là viết website/blog cá nhân. Hãy bắt kịp những xu hướng internet mới nhất, hãy bắt tay chăm chút cho không gian riêng này của mình và chia sẻ bản thân cùng những ý tưởng thú vị của bạn. Với hàng loạt công cụ tiện ích hiện nay, lập website cá nhân đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
4. Follow những người thông minh trên mạng xã hội
Không khó khăn gì để tìm được một ai đó bạn cho là thông minh, sáng tạo, đi đầu lĩnh vực bạn quan tâm. Hãy follow những người này trên Facebook, Twitter hay blog riêng của họ để cập nhật về những ý tưởng, xu hướng hay những gợi ý mới nhất từ họ. Và không chỉ dừng lại ở đây, bạn hoàn toàn có thể kết bạn với họ để cùng chia sẻ những điều thú vị và học hỏi được nhiều hơn từ những người này.
6. Dạy người khác
Bạn không nhất thiết phải là giáo viên mới thực hiện được điều này, đơn giản là chỉ cần giải thích cho ai đó biết ít hơn bạn về vấn đề nào đó bạn đã nắm được. Khoa học đã chứng minh quá trình giảng giải lại này giúp bạn tự gợi nhớ và sắp xếp những thứ đã biết trong đầu, yếu tố rất quan trọng trong việc học và nắm bắt điều gì đó. Bạn có thể truyền dạy cho bạn bè, người thân từ những kiến thức chung cho đến cách làm website, kinh nghiệm xin việc,… Giải thích cho người khác cũng giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và diễn đạt khi liên tục phải tìm cách diễn giải dễ hiểu và thuyết phục cho ai đó.
7. Ngủ đủ giấc
Không chỉ là vấn đề sức khỏe mà ngủ còn là thời điểm não của bạn lấy lại năng lượng và trở nên minh mẫn hơn qua quá trình cắt bỏ các liên kết neuron thừa (xem thêm tại đây). Các nghiên cứu cũng đã cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đầy đủ đối với khả năng tập trung và tiếp nhận những thứ mới.
8. Liên tục hách thức những nhận định cũ kỹ của bản thân
Suy nghĩ của bạn quyết định những gì bạn làm. Nếu bạn cứ nghĩ mãi một hướng thì bạn cũng sẽ cứ làm mãi những gì bạn đang làm, kể cả khi có thể chúng không tốt hay hiệu quả nữa. Đến một lúc nào đó, khi bạn cảm thấy mình đang yếu kém gì đó hay làm việc năng suất thấp thì hãy thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách làm thứ gì đó chứ đừng chỉ đâm đầu vào làm nhiều hơn. Đôi khi vấn đề là ở cách làm chứ không phải ở cường độ bạn làm.
Thách thức những định kiến, suy nghĩ cũ kỹ của mình cũng có nhiều cách, chẳng hạn bạn có thể tìm đọc những cuốn sách nổi tiếng có thể thay đổi cách tư duy của chúng ta về gì đó hoặc nói chuyện, tranh luận với những người có tư duy, quan điểm khác mình để học hỏi từ họ.
9. Luôn tò mò về những thứ quanh bạn
Đừng ngại đặt những câu hỏi tưởng như ngu ngốc, đừng ngại khám phá bất cứ điều gì. Điều tuyệt vời là hiện nay, bạn không chỉ có thể tìm lời giải đáp cho những câu hỏi của mình từ những người “trên cơ” mà còn có thể tìm từ internet, đặc biệt là các trang web, sách chuyên ngành hay hỏi đáp. Chính Elon Musk cũng thừa nhận ông tự học về chế tạo tên lửa từ sách chứ không phải từ đại học, vậy thì còn có gì bạn không thể tự mình học hay tìm hiểu được? Sau cùng thì cũng chính sự tò mò là chất xúc tác đặc biệt khiến con người tiến xa đến mức như hiện nay.
10. Hãy luôn “tỉnh” trước những luồng thông tin xung quanh
Bạn nên cởi mở đầu óc đón nhận những ý tưởng, quan điểm mới, nhưng cũng nên có tư duy phản biện và biết đánh giá những gì đang diễn ra quanh mình. Có một hệ thống tư duy và lập luận rõ ràng cho bản thân cũng là một trong những kỹ năng nhiều người phát mất cả đời để xây dựng.
11. Đừng ngại bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình
Bạn có thể dễ dàng hoàn thành những việc quen thuộc, theo đuổi những lối sống quen thuộc và cảm thấy dễ chịu với chúng, nhưng sau cùng, chúng không giúp bạn học được nhiều điều như khi bạn phải “quẫy” ra khỏi vùng nước an toàn và tự tìm cách thích nghi, xoay sở. Các nghiên cứu trong khoa học thần kinh cũng đã chứng minh rằng làm mãi những việc bạn đã nắm được không giúp bạn trở nên thông minh hay điêu luyện hơn. Thay vào đó, những thách thức được tăng dần độ khó mới giúp bạn học và nâng cấp được khả năng của bản thân. Chính vì vậy mà hãy luôn thử thách bằng những thứ mới, những công việc mới, hay thậm chí là sống ở một nơi mới mà bạn còn bỡ ngỡ để thử xem giới hạn của bản thân bạn đạt đến đâu.
12. Giảm bớt thời gian cho những thứ không cần thiết
Ai cũng chỉ có 24 tiếng một ngày, làm sao để làm hết những thứ cần làm để thông minh hơn khi bạn vẫn còn hàng núi việc phải-làm khác? Hãy tự hỏi về những việc ‘phải-làm’ này, liệu chúng có chính xác là phải-làm đến mức không bỏ được không? Nếu không, rất có thể chúng chỉ là những việc chúng ta vẫn thường ‘bôi’ ra chứ không thật sự quan trọng và lấn chiếm không chỉ thời gian mà còn sự tập trung và tâm trí bạn nữa. Nếu bạn có thể hoàn thành một việc trong 2 tiếng thì tại sao phải 'lai rai' tới 5 tiếng cho nó? Hãy biết cách loại bỏ bớt những thứ không quan trọng để dành suy nghĩ của bạn cho những điều to tát hơn nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI