4 cách giết thời gian chỉ có người thông minh mới hay làm

    Ngocmiz,  

    Nếu bạn từng phân vân không biết những người thông minh và tài năng thường “nghịch” gì lúc rảnh thì bài viết này sẽ giúp giải đáp phần nào điều này. Các hoạt động những người thông minh thường làm được chia thành các nhóm dưới đây.

    1. Đọc

    Hầu hết thời gian họ sẽ dành cho việc đọc, không phải chỉ là những cuốn sách dày cộp như nhiều người nghĩ mà ngày nay, những người thông minh cũng thường đọc các bài báo, bài bình luận, phân tích trên các trang mạng uy tín. Hãy lấy Sean Robertson, một chuyên viên phát triển web và tự nhận mình là con nghiện khám phá làm ví dụ. Mỗi ngày Sean đọc khoảng 100 bài báo thuộc đủ các lĩnh vực từ công nghệ, kinh tế, chính trị, lịch sử, quy hoạch đô thị cho đến những thứ trên trời dưới biển chỉ để thỏa mãn trí tò mò.

    Các trang anh ưu ái có thể kể đến Wikipedia, mạng hỏi đáp Quora, các trang tin công nghệ hay đôi khi là không đâu khác ngoài Google. Đôi khi, Sean cũng đổi gió bằng truyện khoa học viễn tưởng hay những cuốn sách thú vị về lĩnh vực nào đó anh quan tâm.

    Đối với một số người thì chính việc đọc khiến họ trở nên thông minh hơn chứ không phải do thông minh nên mới đọc nhiều. Đọc thực chất là một cách giết thời gian mà không hề làm lãng phí nó như việc xem TV, một hình thức giải trí kết hợp với học hỏi và thu thập thông tin một cách dễ chịu bởi chúng ta có thể chọn đọc những thứ mình thích với niềm phấn khích cũng như khả năng tiếp thu lớn hơn hẳn so với khi phải đọc những cuốn sách giáo khoa “bị ép” ở trường.

    2. Suy ngẫm

    Aakash Sudhakar, một sinh viên theo học cùng lúc 2 chuyên ngành kỹ sư sinh học và kỹ sư công nghiệp tại ĐH Pittsburgh, Mỹ cho biết ngoài giờ học, anh sẽ đi lượn quanh thành phố với một cây bút và một cuốn sổ, kiếm một nơi tĩnh lặng, nằm trên cỏ và nhắm mắt thư giãn và suy ngẫm trong một quá trình mà anh gọi là “sáng tạo và hợp nhất các ý tưởng”. Những người thông thái thường dành khá nhiều thời gian suy nghĩ về các ý tưởng mới, hồi tưởng lại các thông tin và kiến thức đã tiếp nhận và suy nghĩ về chúng dưới nhiều góc độ, khả năng khác nhau. Mỗi tuần Aakash dành ít nhất 2-4 tiếng như vậy suy tưởng, sắp xếp lại những thứ đã biết vào các “ngăn” trật tự trong đầu để chuẩn bị đón nhận những ý tưởng, thông tin mới vào tuần kế tiếp.

    Việc suy ngẫm này có thể giúp những người thông minh thư giãn, thả đầu óc đi xa nhưng cũng rất tốt để đào luyện lại những thứ đã học, đã trải qua cũng như tăng sức sáng tạo cho họ trong mọi việc.

    3. Thực hành các kỹ năng

    Một số người cho rằng chỉ đọc lấy thông tin, kiến thức và suy ngẫm về những ý tưởng mới thôi là chưa đủ bởi nếu không thực hành, những thứ hay ho đó sẽ nhanh chóng “phủ bụi” trong đầu óc chúng ta. Những người thông minh luôn thấy có quá nhiều kỹ năng họ muốn học – vậy tại sao không dành thời gian rảnh để luyện tập chúng?

    Đó có thể là bắt tay vào thực hiện thứ gì đó hay ho mới đọc được, học một thứ tiếng mới mới, một ngôn ngữ lập trình mới hay cách làm gì đó đơn giản. Với các kho học trực tuyến miễn phí khổng lồ như Youtube, Coursera, Udacity, Udemy, Wikihow hay các blog của chuyên gia về mọi lĩnh vực bạn có thể tưởng tượng ra, việc học và thực hành những thứ mới hiện nay chẳng còn nhiều khó khăn nữa.

    4. Trò chuyện với những người cùng chí hướng

    Quay lại với Sean Robertson, những khi nổi hứng ra bar uống bia, anh cũng luôn tìm cho mình những người cùng chí hướng để trò chuyện về những chủ đề “hạng nặng” như chính trị, công nghệ,… chứ không phải chỉ nói những chuyện tầm phào như những người đi bar khác.

    Việc trò chuyện, trao đổi những chủ đề “deep” với một người bạn hay một hội nhóm hợp gu thực sự là món ăn tinh thần tuyệt vời của những người thông minh. Tương tác xã hội không chỉ khiến họ bớt “mọt sách” quá mức mà trong nhiều trường hợp còn giúp họ tìm được đồng đội cho những dự án sáng tạo hay đầy tham vọng vốn khó kiếm động lực thực hiện.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày