12 điều cần làm khi sếp bạn sắp nhảy việc

    Phuonlinn,  

    Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu đáng ngờ cho thấy sếp bạn sắp nhảy việc, đừng chỉ ngồi nhìn mọi chuyện diễn ra mà hãy chủ động làm điều gì đó để chắc chắn rằng “bát cơm” của mình không bị ảnh hưởng gì.

    Theo chia sẻ của chuyên gia nhân sự Lynn Taylor, đồng thời là tác giả của cuốn sách Thuần hóa “bạo chúa” nơi công sở(Tame your terible ofice tyrant) thì quyết định thôi việc của sếp bạn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bạn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài việc tập trung cố gắng hoàn thành thật tốt công việc được giao, bạn cũng nên có những tính toán khôn ngoan để bảo vệ công việc của mình.

    Phải làm gì khi tâm trí lãnh đạo chẳng còn ở văn phòng mà đang lang thang chốn khác mất rồi.
    Phải làm gì khi tâm trí lãnh đạo chẳng còn ở văn phòng mà đang lang thang chốn khác mất rồi.

    Dưới đây là một vài chiêu thức hữu hiệu bạn nên áp dụng để đối phó với trường hợp này:

    1. Giữ bình tĩnh

    Hoảng loạn vào lúc này chẳng giúp ích được gì cho bạn hết. Dù sếp bạn có quyết định thôi việc thì chưa chắc điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn. Vì thế, hãy bình tĩnh phân tích kĩ lưỡng mọi chuyện thay vì cư xử một cách vội vàng, hấp tấp.

    2. “Căng tai” nghe ngóng mọi động tĩnh

    Sự ra đi của sếp bạn đã bắt đầu lờ mờ lộ ra? Còn chờ điều gì mà không phát huy tối đa mạng lưới ra-đa thăm dò của bạn đi nào! Lúc này, điều cần làm là cẩn thận nghe ngóng xem liệu rằng có sự thay đổi nào đang chở đợi bạn phía trước không, chưa biết chừng sắp tới sẽ diễn ra một “cuộc di cư hàng loạt” của các vị trí nhân sự, công ty đóng cửa, ngừng cung cấp sản phẩm và dịch vụ, ngân sách bị cắt giảm, thậm chí còn có thể tệ hơn.

    Thử nghe ngóng mọi động tĩnh và tỉnh táo phân tích tình hình xem sao?
    Thử nghe ngóng mọi động tĩnh và tỉnh táo phân tích tình hình xem sao?

    3. Một nghiên cứu phân tích tình hình? Tại sao không?

    Đây chính là lúc bạn cần phải tự mình nghiên cứu phân tích tình hình một cách cẩn trọng và quyết định hướng đi tương lai của bản thân. Taylor khuyên rằng bạn thực sự nên xem xét nghiêm túc về tính ổn định cũng như triển vọng của công việc hiện tại. Bạn có thể sẽ phải đưa ra một quyết định đầy khó khăn đó là phải thôi việc nếu tình huống xấu nhất xảy đến nhưng cũng có khả năng công việc của bạn không bị ảnh hưởng gì hết. Cho dù điều gì có xảy ra chăng nữa thì để đẩm bảo mục tiêu sự nghiệp lâu dài của bạn đi đúng hướng, việc phân tích tình huống không có gì là thừa thãi cả.

    4. Thử trò chuyện thân mật với sếp bạn

    Tùy theo mức độ thân thiết của bạn với sếp, bạn có thể thử cùng sếp có một cuộc trò chuyện thân mật kín đáo khi những hành vi, động thái mới đây của sếp cũng như những lời đồn đoán khiến bạn mất tập trung và khó lòng hoàn thành tốt công việc được giao. Taylor gợi ý rằng đừng nên để lộ thái độ của bạn về việc sếp đi hay ở mà chỉ nên khéo léo bày tỏ sự trung thành, ủng hộ của bản thân với sếp. Tránh khiến họ khó chịu khi cảm thấy đời tư bị can thiệp bởi những câu hỏi vượt quá giới hạn cho phép.

    Mọi chuyện đều có hướng giải quyết, sếp nhảy việc chưa chắc đã là một điềm xấu cho ta.
    Mọi chuyện đều có hướng giải quyết, sếp nhảy việc chưa chắc đã là một điềm xấu cho ta.

    5. Cố gắng hoàn thành tốt công việc

    Tùy thuộc vào từng trường hợp, sự ra đi của sếp bạn có thể nhất định tới sự nghiệp của bạn. Có thể bạn sẽ có một ông chủ mới, được thăng chức hoặc bị mất việc chứ chẳng chơi. Để đảm bảo “bát cơm” nguyên vẹn, bạn tốt hơn hết vẫn nên chăm chỉ làm việc, tập trung cao độ, cư xử đúng mực và giúp đỡ các đồng nghiệp trong công ty.

    6. Nếu khối lượng công việc tăng lên, hãy phối hợp hoàn thành

    Lãnh đạo sắp nghỉ làm đồng nghĩa với một lượng công việc không nhỏ sẽ đến tay bạn đấy. Sếp bạn chẳng còn thời gian quan tâm đến những công việc ấy đâu bởi còn phải đi phỏng vấn xin việc mới hoặc đang bận phân thân ra để giải quyết công việc ở công ty mới trong lúc bàn giao công việc ở đây nữa. Điều này có tác động tích cực đến bạn, tuy rằng ban đầu có thể sẽ gặp nhiều trở ngại nhưng về lâu dài, trách nhiệm của bạn sẽ tăng lên và không chừng sẽ thu hoạch trái ngọt nếu hoàn thành tốt việc được giao.

    7. Tuyệt đối không nói xấu sau lưng hay phát tán tin đồn

    Tin sếp bạn săp thôi việc có thể sẽ bị bưng bít. Chẳng có gì lạ khi bạn muốn tìm hiểu thông tin về việc này từ mọi nguồn hữu dụng. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ không được phát tán tin đồn, dù chỉ là vô tình bởi những tin đồn đoán như thế này thường chỉ thay đổi sau một đêm.

    Bất kì lời đồn đoán nào bạn phát tán cũng có thể phản tác dụng và đe dọa tới công việc của bạn. Tốt hơn hết là chỉ nên nghe ngóng, phân tích tình hình bằng cách hỏi những người thực sự biết chuyện các câu hỏi vô thưởng vô phạt về tình hình chung của công ty chẳng hạn như chỉ đạo sắp tới của ban lãnh đạo hay sự tăng trưởng gần đây của công ty mà thôi.

    8. Giữ vững sự chuyên nghiệp

    Kể cả khi sếp bạn đang cố “nhồi nhét” vào đầu bạn rằng công ty bạn đang làm việc rất kém cỏi thì cũng cố gắng giữ thế trung lập và không để bị xao động.

    Ngoài ra, nếu bạn thực sự buồn khi sếp mình ra đi, tránh để cảm xúc chi phối công việc.

    Dù có chuyện gì xảy ra thì cứ cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, sẽ có người trọng dụng bạn.
    Dù có chuyện gì xảy ra thì cứ cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, sẽ có người trọng dụng bạn.

    9. Đừng cố bon chen

    Chẳng hay ho gì khi tỏ ra xum xoe, nịnh nọt sếp của sếp hay hỏi han về các đặc quyền khi thế chỗ sếp bạn như sở hữu góc làm việc ngập tràn ánh nắng hay chỗ đậu xe riêng cả, trừ phi bạn muốn nhanh chóng bị sa thải khỏi công ty.

    Nếu bạn khôn ngoan thì hãy tập trung hoàn thành tốt công việc của mình đi.

    10. Nếu điều này chắc chắn xảy ra, hãy suy nghĩ tích cực

    Nếu sếp bạn thực sự có ý định ra đi thì đừng quên sếp bạn chính là một mắt xích cực kì quan trọng trong mạng lưới của bạn và nếu may mắn thì sếp cũng có thể là người bạn lâu năm thân thiết của bạn.

    Chính vì vậy, đừng tự đánh mất cơ hội của mình. Việc sếp bạn thôi việc có lẽ sẽ là tiền đề tham khảo cho các bước đi trong sự nghiệp của bạn về sau. Bên cạnh đó, do đã cùng hợp tác trong khoảng thời gian dài, chẳng ai rõ về tính chuyên nghiệp của bạn hơn sếp bạn đâu. Rất có thể họ sẽ lên kế hoạch tuyển dụng một con người tài năng như bạn hay giúp bạn kiếm một công việc trong mơ cũng nên.

    11. Đừng coi đây là chuyện cá nhân

    Cho dù sếp bạn muốn chuyển sang làm một công việc “ngon lành” hơn đi chăng nữa thì chưa chắc việc này sẽ ảnh hưởng tới bạn. Do đó, hãy thử cảm thông với sếp bạn và nhìn vào những mặt tích cực chứ đừng cá nhân hóa vấn đề.

    12. Đừng tỏ ra chán nản công việc hiện tại

    Ngay cả khi sếp bạn ngỏ ý muốn cho bạn một cơ hội ở công ty mới của anh, dù bạn có thích thú đến đâu cũng nên cẩn trọng và chờ đợi thời cơ chứ đừng nên vội vàng, hấp tấp. Lời khuyên đưa ra cho bạn là phải biết bằng lòng với thực tế, đừng nên “thả mồi bắt bóng”.

    Theo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ