Có lẽ ít ai biết được rằng chi phí vận hành ngày nay của B-52 là 70.000 USD/1 giờ.
1. Chuyến bay chính thức đầu tiên của dòng B-52 diễn ra vào ngày 15/4/1952, cách đây hơn 63 năm về trước.
2. Ban đầu, B-52 được thiết kế để chở vũ khí hạt nhân thời Chiến Tranh Lạnh, tuy nhiên người ta chỉ sử dụng nó để chở bom thông thường.
3. Khi B-52 được nghiên cứu và phát triển, có rất nhiều thành tựu về hàng không diễn ra. Trong suốt 5 năm, thiết kế của B-52 đã được thay đổi 6 lần.
4. Máy bay B-52A được sử dụng để chở máy bay North American X-15, đây là chiếc máy bay từng có tốc độ nhanh nhất thế giới, lên đến Mach 6,72.
5. Có 744 chiếc B-52 được lắp ráp, tuy nhiên chỉ còn 85 chiếc hoạt động và 9 chiếc nằm trong kho dự trữ.
6. Một chiếc B-52 có thể chở đến hơn 31 tấn bom đạn.
7. B-52 dừng sản xuất vào năm 1962, có nghĩa chiếc máy bay B-52 mới nhất có tuổi thọ 53 tuổi.
8. Đây là chiếc máy bay có hệ thống ghế phóng thoát hiểm độc nhất vô nhị, với tổ bay phía dưới được phóng theo hướng mặt đất, thay vì lên trời.
9. Dự tính, B-52 sẽ phục vụ đến năm 2040. Như vậy tổng thời gian hoạt động của nó lên đến hơn 90 năm.
10. vào năm 1964, khi chiếc B-52 bay qua vùng nhiễu động, phần cánh đuôi của nó đã bị gãy, tuy nhiên phi công vẫn có thể lái và hạ cánh an toàn.
11. Người điều hướng và điều khiển radar máy bay ngồi ở phần dưới, đây là hai ghế được phóng thoát hiểm theo hướng mặt đất.
12. Những phiên bản B-52 đầu tiên gặp vấn đề về nhiệt độ, tổ lái phía trên hay bị quá nóng bởi ánh mặt trời chiếu trực tiếp, trong khi tổ điều khiến phía được bị lạnh do ngồi gần thùng nhiên liệu.
13. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, 365 chiếc B-52 đã bị phá hủy. nó được chia thành 5 phần để bán sắt vụn với giá 0,26 USD/1 kg, một chiếc B-52 có gần 5900 kg sắt vụn.
14. Hiện tại, một chiếc B-52 tốn khoảng 70.000 USD chi phí vận hành một giờ.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI