Từ nhà máy bia, sân vận động đến thắp sáng cả một hòn đảo.
Trong thời gian chuẩn bị cho ra mắt mẫu Model 3, Tesla cũng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ năng lượng tái tạo. Kết quả là công ty đã cho ra mắt hai sản phẩm là pin sử dụng tại nhà Powerwall và gói pin thương mại Powerpack từ năm 2015.
Nhưng từ sau khi mua lại được SolarCity với hợp đồng trị giá 2,1 tỷ đô vào tháng 11, Tesla đã tăng gấp đôi nỗ lực vào năng lượng tái tạo. Công ty đã cho ra mắt các phiên bản nâng cấp của cả hai loại pin là Powerwall và Powerpack, đồng thời tiết lộ sản phẩm pin mặt trời mới chuyên lắp đặt trên mái nhà. Tesla cũng đang trong quá trình sản xuất và lắp ráp loại pin mới này trong nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, công ty cũng đang cân nhắc việc xây dựng thêm ba cơ sở sản xuất pin. Gigafactory là nhà máy sản xuất pin đầu tiên của Tesla ở Sparks, Nevada và dự kiến sẽ khai thác hết công suất vào năm 2018.
Không chỉ tập trung vào sản xuất, trong thực tế, Tesla đã triển khai hệ thống pin tương đương 300 megawat/giờ ở 18 quốc gia. Dưới đây là một số dự án lớn nhất hiện đang sử dụng loại pin Powerpack của Tesla:
1. Tesla đang cung cấp điện cho một khu nghỉ dưỡng sang trọng nằm ở ngoại ô Vường Quốc gia Kruger ở Nam Phi.
Khu nghỉ dưỡng sang trọng Singita Lodge sở hữu 33.000 mẫu đất tại Vườn Quốc gia Kurger, đây cũng là nơi sinh sống của trâu, báo đốm, voi và nhiều loài sinh vật khác. Nó được cung cấp điện bởi hệ thống pin Powerpack có công suất 3.150 kilowat/giờ sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời.
Singita Lodge hoạt động theo mô hình du lịch sinh thái, nhưng chắc chắn nó cũng rất đắt đỏ. Theo Travel Leisure, khu nghỉ dưỡng có 15 dãy phòng hướng ngoại, spa, trung tâm thể dục, quầy bar và phòng tập gym. Một biệt thự có giá khoảng 13.285 đô la/đêm.
2. Tesla cũng đang cung cấp điện cho một khu nghỉ dưỡng sang trọng khác trên đảo Malolo, một đảo núi lửa ở Fiji.
Với tên gọi Vunabaka, khu nghỉ dưỡng có trị giá lên đến 2,5 triệu đô la. Một bài báo trên New Zealand Herald năm 2014 cho biết phần lớn tài sản đã được bán “thông qua truyền miệng” cho những người đến từ New Zealand, Úc và Hoa Kỳ.
Khu nghỉ dưỡng tạo ra điện năng thông qua một dãy pin mặt trời có công suất 1 megawat/giờ được cung cấp bởi 20 hộp pin Powerpack.
3. Tesla được công ty năng lượng Southern California Edison lựa chọn để lắp đặt hệ thống pin công suất 20 megawat, có thể cung cấp năng lượng cho 2.500 hộ gia đình một ngày.
Dự án được xây dựng ở trạm biến áp Mira Loma của công ty Southern California Edison và là dự án pin lithium lớn nhất trên thế giới. Hệ thống này không sử dụng năng lượng mặt trời, nó được sạc điện vào thời gian thường và bù đắt lượng điện thiếu hụt vào giờ cao điểm.
Tesla được chọn để xây dựng trạm biến áp sau khi bể chứa khí tự nhiên Aliso Canyon bị vỡ năm 2015 làm cho 8.000 người dân California phải di dời. Và Los Angeles muốn có một giải pháp năng lượng đáng tin cậy hơn trong giờ cao điểm.
4. Tương tự như trạm biến áp Mira Loma, Vector, một công ty tiện ích ở New Zealand không sử dụng năng lượng mặt trời mà sử dụng hệ thống pin Powerpack để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng vào giờ cao điểm.
Hệ thống pin ở đây có khả năng dự trữ 2 megawat/giờ và giúp bù đắp năng lượng vào giờ cao điểm.
5. Tesla cung cấp điện cho toàn bộ hòn đảo Ta'u, sử dụng pin mặt trời và pin Powerpack.
SolarCity được mua lại bởi Tesla hồi tháng 11, đã xây dựng một mạng lưới điện mặt trời có công suất 1,4 megawat trên hòn đảo. Mạng dưới này dựa trên 60 hộp pin Powerpack của Tesla. Hệ thống này có thể được sạc đầy chỉ với 7 giờ ánh sáng ban ngày và có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ hòn đảo.
6. Hòn đảo Kaua'i của Hawaii được cung cấp năng lượng bởi 54.000 tấm pin mặt trời và pin Powerpack của Tesla.
Tesla đã lắp đặt 54.978 tấm pin mặt trời và 272 hộp pin Powerpack để cung cấp điện cho hòn đảo. Tổng số pin mặt trời có công suất lên đến 13 megawat, chiếm 20% tổng lượng điện năng cung cấp.
7. La Crema, một nhà máy rượu vang nằm ở quận Sonoma, California, chạy bằng năng lượng mặt trời được lữu trữ bởi một hệ thống pin Powerpack công suất 1.200 kilowatt/giờ.
La Crema là một trong một số nhiều nhà máy rượu thuộc sở hữu của Jackson Family Wines, hãng này sở hữu hệ thống pin mặt trời có công suất 8,4 megawat/giờ giúp cung cấp năng lượng cho 6 nhà máy rượu vang khác nhau.
8. Đảo Dent, một khu nghỉ dưỡng câu cá nằm giữa Vancouver và đại lục British Columbia, nơi đây tạo ra điện từ thủy triều, sau đó điện năng được lưu giữ trong hệ thống pin Powerpack của Tesla.
Nơi đây có 5 điểm được hỗ trợ bởi Powerpack, giúp cung cấp 500 kilowat/giờ điện.
Khu nghỉ dưỡng chuyên cung cấp các tour du lịch câu cá hồi. Mức giá từ 640 - 791 đô la cho mỗi đêm, tùy thuộc vào mùa và địa điểm của những chuyến đi câu.
9. Trường Cao đẳng Marin, một trường cao đẳng cộng đồng ở California, sử dụng hệ thống pin Powerpack có công suất 3,2 megawat/giờ.
Hệ thống pin Powerpack lưu trữ điện năng được tạo ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời của trường và dự kiến sẽ tiết kiệm được từ 100.000 đến 150.000 đô la chi phí cho năng lượng mỗi năm.
10. Đảo Ocracoke, thuộc Outer Banks ở North Carolina, sử dụng động cơ diesel thay thế cho năng lượng mặt trời được kích hoạt bởi hệ thống Powerpack của Tesla.
11. Trung tâm mua sắm Brea ở quận Cam - California, sử dụng hai hộp pin Powerpack để bù đắp năng lượng vào giờ cao điểm giúp giảm chi phí.
Trung tâm mua sắm này cũng bán cả những phương tiện của Tesla. Nơi đây sử dụng hệ thống pin 500 kilowat/giờ và 1 megawat/giờ để bảo vệ mạng lưới điện cũng như giúp tiết kiệm hàng ngàn đô la mỗi năm.
12. Công ty Sierra Nevada đã lắp đặt một hệ thống pin Tesla Powerpack tại nhà máy chế biến tại Chico, California.
Nhà máy yêu cầu một lượng điện năng đáng kể để sản xuất bia. Sierra Nevada đã bán một triệu thùng bia vào năm 2014 và sản xuất 1,4 triệu ga-lông bia tại thời điểm nhất định.
Nhà máy sở hữu 10.751 tấm pin mặt trời có khả năng tạo ra 2 megawat điện, đủ để bù đắp 20% tổng lượng điện năng sử dụng của nhà máy. Tesla đã cung cấp cho nhà máy một hộp pin Powerpack công suất 500 kilowat để dự trữ điện từ pin mặt trời.
13. Sân vận động StubHub Center ở Carson, California lưu trữ năng lượng trong thời gian cao điểm bằng cách sử dụng 20 Tesla Powerpack có tổng công suất 2.000 kilowatt/giờ.
Sân vận động StubHub Center là sân nhà của đội bóng LA Galaxy. Những sân bóng kiểu này đã gây áp lực lớn đến mạng lưới điện khi có sự kiện diễn ra. Hệ thống Powerpack cho phép sân vận động tiết kiệm điện trong giờ cao điểm.
Sân vận động StubHub Center cũng là địa điểm thể thao đầu tiên tại Mỹ triển khai hệ thống pin lưu trữ điện này.
14. Tesla đã lắp đặt hệ thống pin Powerpack và những tấm pin mặt trời trên một trang trại bò sữa cũ ở Connecticut, nơi có thể sản xuất điện năng đủ cho 725 hộ gia đình.
Tesla đã lắp đặt 15.000 tấm pin mặt trời và 30 pin Powerpack ở Trang trại Năng lượng mặt trời Mountain Ash, nơi có thể sản xuất đủ điện năng cho hơn 700 gia đình tại Connecticut trong suốt 20 năm.
15. Tesla đang giúp công ty Irvine tiết kiệm tới 500.000 đô la mỗi năm với hệ thống pin Powerpack.
Tesla đã lắp đặt hệ thống pin Powerpack có công suất 7 megawat tại Irvine Ranch vào tháng Chín, dự kiến sẽ giúp tiết kiệm 500.000 đô mỗi năm nhờ vào việc tiết kiệm năng lượng sử dụng vào giờ cao điểm.
Đây cũng là hệ thống lưu trữ điện lớn nhất từng được xây dựng ở một cơ quan của Hoa Kỳ.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI