15 sự thật về mùa hè tưởng chừng ai cũng biết nhưng thật ra lại là hiểu lầm nghiêm trọng

    NPQM,  

    Cùng khám phá những kiến thức dưới đây và kiểm tra lại xem mình có vô tình hiểu sai ý nghĩa của khái niệm hay nhận định nào hay không nhé.

    Nếu được hỏi câu hỏi “Bạn mong chờ mùa nào nhất trong năm?”, tôi dám đánh cược với bạn rằng hầu hết mọi người trên thế giới sẽ chọn mùa hè. Thật vậy, mùa hè là mùa của những tia nắng mặt trời rực rỡ, của những bữa tiệc và cuộc vui bất tận, và hàng loạt những điều thú vị nữa không đếm xuể.

    Thế nhưng, đi kèm với sự vui thích đó là hàng tá những câu hỏi mà ngày nay bỗng trở thành một vấn đề được bàn luận sôi nổi trên những trang tin tức về sức khỏe. Chẳng hạn như: “Một ngày chúng ta có nên uống trung bình 8 cốc nước hay không?”; “Đi bơi ngay sau khi ăn thì sẽ có những tác hại gì?”; hay thậm chí cả những thắc mắc như “Khoảng cách giữa chúng ta với mặt trời thực sự là bao nhiêu?”...

    Từ những câu hỏi trên, chúng tôi đã tập hợp và thống kê lại 15 nghi vấn phổ biến nhất hiện nay về MÙA HÈ:


    1. Sữa chua có lợi cho sức khỏe hơn so với kem

    Sữa chua thật sự là một thức ăn dinh dưỡng rất tốt, nhưng chúng tôi cũng rất tiếc phải báo tin rằng thật ra nó cũng không hoàn toàn áp đảo kem xét trên những phương diện chung. Thành phần chế phẩm từ kem sữa thường hiếm khi có trong sữa chua, do đó hàm lượng chất béo sẽ ít hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là lượng calories từ đường cũng vô hại. Thực tế, trong khi ⅔ dân số Mỹ tin rằng sữa chua là tốt cho sức khỏe hơn cả, chỉ ⅓ các chuyên gia dinh dưỡng nghĩ như vậy.


    2. Mọi người đều nên uống 8 cốc nước/ngày

    Hấp thụ nước là hết sức quan trọng đối với cơ thể, nhưng đây là một ý nghĩ có phần khá áp đặt và cực đoan khi cho rằng phải uống 8 cốc nước trong ngày mới đủ. Theo những khám phá khoa học trước đó, 8 cốc nước chỉ là khái niệm xuất phát từ một tài liệu nghiên cứu vào năm 1945, nói đến tổng lượng nước được khuyến cáo nên nạp vào cơ thể, phần lớn là thông qua thức ăn.

    Khi điều tra và xét nghiệm trên cơ thể những người hoàn toàn khỏe mạnh, các nhà khoa học không hề tìm thấy một mối liên hệ nào giữa việc uống đủ số nước như vậy đối với hoạt động hiệu quả của thận, tim mạch, da và hàm lượng muối khoáng. Dù sao thì xét về phạm trù calories, nước là thức uống không hề chứa một chút nào so với những đồ uống năng lượng khác như soda hoặc nước ngọt, vì vậy kể cả uống nhiều nước bạn cũng sẽ không phải lo tiêu thụ thừa calories.

    Nhìn chung, phương pháp tốt nhất là uống nước khi bạn cảm thấy khát vừa đủ, và tất nhiên là không cần nhòm ngó tới việc đếm số cốc mình uống trong một ngày rồi!


    3. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tạm dừng lại

    Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất chưa thực sự tăng lên đáng kể xét từ đầu thế kỷ 21. Thế nhưng 70% hành tinh chúng ta được bao phủ bởi nước, vì vậy đó chính là nơi hấp thụ hầu hết - 90% - lượng nhiệt độ gây ra bởi hiệu ứng nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hệ quả tiêu cực là mực nước biển đang dần dâng cao do băng tan, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.


    4. Sét tạo ra sấm

    Về cơ bản, sét là một tập hợp dòng điện phóng ra từ đám mây này đến đám mây khác và sau đó xuống mặt đất. Sau cùng, nó gây ra sự tăng nhiệt độ đột biến trong không khí, trở thành một dạng ống phóng plasma có nhiệt độ nóng gấp 3 lần Mặt Trời. Chính quá trình trên đã khiến cho không khí xung quanh luồng phóng bị nở ra và co rút đột ngột, tạo ra âm thanh “long trời lở đất” của sấm.


    5. Phải… đi tiểu vào vết đốt của sứa

    Nếu vô tình được một con sứa “bày tỏ tình cảm” hơi thái quá, thì chắc chắn với bạn một điều rằng việc “giải quyết nỗi buồn” lên chỗ ấy sẽ không khiến tình hình khá hơn là bao đâu. Thay vì làm như vậy, hãy cố tìm cách lấy chất độc ra bằng thao tác chà xát lên bề mặt da bằng một tấm thẻ. Sau đó, rửa vết cắn qua nước muối (dùng nước thông thường sẽ xót hơn), rồi tráng với giấm chua hoặc băng chỗ đó lại với baking soda và nước muối.


    6. Mặt trời thực sự có màu vàng

    Nếu cố gắng nheo mắt nhìn trực diện vào Mặt Trời mỗi buổi chiều dịu, có thể bạn sẽ cho rằng đó là màu vàng. Thực tế, dải ánh sáng Mặt Trời phát ra có màu trắng (đó cũng là lý do gây nên hiện tượng cầu vồng do khúc xạ ánh sáng qua những giọt nước mưa).

    Bầu không khí ngăn cách giữa mắt bạn và Mặt Trời chính là nguyên nhân khiến cho ánh sáng của nó có màu vàng. Khí gas trên tầng khí quyển đã tác động đến sóng ánh sáng theo hiệu ứng "lan tỏa Rayleigh”, cũng là yếu tố khiến cho bầu trời có màu xanh và luồng sáng xung quanh hoàng hôn có màu vàng cam đặc biệt.


    7. Phải đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn mới được bơi, nếu không sẽ bị chuột rút và… chết đuối

    Hầu hết mọi người nghĩ rằng nguyên nhân sâu xa cho hiện tượng trên là do khi ăn xong, máu sẽ được tập trung dồn về vùng bụng để giúp hỗ trợ hoạt động hấp thụ và co giãn của dạ dày, từ đó khiến cho hàm lượng máu đến các cơ bắp bị ít đi, tăng nguy cơ chuột rút.

    Tất nhiên không phủ nhận hiện tượng chuột rút xảy ra rất nhiều trong những hoạt động bơi lội, thế nhưng nó không hoàn toàn xuất phát từ việc bạn ăn uống trước đó. Nếu thật sự đen đủi mà lâm vào trường hợp trên, cách tốt nhất là lên bờ chờ qua khỏi và nghỉ ngơi, đừng quá sức.

    Một khía cạnh thú vị nữa là tốc độ cùng hiệu quả bơi của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi ăn no, hoặc chênh lệch không đáng kể. Một nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng không hề có mỗi liên hệ nào giữa việc bạn bơi nhanh so với ăn nhiều hay ít trước đó.


    8. Chỉ số SPF tỷ lệ thuận với thời gian bạn có thể ở ngoài nắng

    Một lời giải thích được truyền tai nhau khá phổ biến hiện nay là hãy chọn những sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì bạn có thể thỏa sức vui đùa dưới ánh mặt trời càng lâu. Chẳng hạn, thông thường bạn sẽ bị cháy nắng nếu chịu ảnh hưởng của ánh mặt trời quá 15 phút, thì sản phẩm SPF 30 sẽ giúp bạn chịu đến 7 tiếng rưỡi trong ngày,

    Không may là Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo rằng đó chỉ là một lý thuyết sai lầm. SPF chỉ có khả năng ngăn chặn một phần tỷ lệ ánh sáng có hại từ Mặt Trời, cũng như các thành phần tia UV tác động đến làn da của cơ thể tùy theo khoảng thời gian trong ngày và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, họ cũng khuyên người dùng cân nhắc sử dụng thêm kem chống nắng sau một thời gian trôi qua nếu đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.


    9. Một lớp mỏng kem chống nắng là đủ

    Trừ khi bạn “bôi trét” kem chống nắng vừa đủ lên da, còn không thì bạn vẫn luôn có nguy cơ tiếp xúc với những tác nhân gây hại của Mặt Trời. Điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể của bạn. Ví dụ, nếu thông số trên bao bì đề cập đến lượng SPF là 30, nếu bôi không đủ, bạn hoàn toàn không thỏa mãn tiêu chuẩn ngăn chặn và bảo vệ mình khỏi tia UV có mức độ tương đương SPF 30 đó.

    Trung bình 28g kem là đủ cho 1 lần bôi toàn thân, đồng nghĩa với 2 thìa canh đầy có kích cỡ bằng quả bóng golf, hoặc đủ một chén rượu. Đồng thời, nếu sau vài lần đi dã ngoại mà vẫn chưa dùng hết một lọ kem thông thường, chắc chắn rằng bạn chưa đạt được đến tiêu chuẩn an toàn cho bản thân. Ngoài ra, đừng quá lo lắng bận tâm đến hạn sử dụng nhé.


    10. Ngày râm mát thì không cần kem chống nắng

    Năng lượng tỏa ra từ Mặt Trời rất mạnh, do đó tất nhiên là vài mảnh mây mỏng manh chắn đỡ sẽ không có tác dụng gì nhiều, chỉ giảm bớt khoảng 20% bức xạ UV, theo trích dẫn từ Tổ chức Nghiên cứu Ung thư da (SCF). Mây chỉ tỏ ra hữu dụng khi chặn các tia sáng khó chịu mà vô hại, nhưng lại có thể… tăng cường khả năng gây hại của tia UV. Do đó, cách tốt nhất là hãy luôn mang theo kem chống nắng kể cả khi Mặt Trời không ló ra rạng rỡ như mọi ngày.


    11. Mọi loại kính râm đều có tác dụng như nhau

    Khi tìm mua một sản phẩm ngăn chặn tác hại từ ánh Mặt Trời, hãy đảm bảo rằng bạn mua hàng chất lượng với chỉ số tác dụng cao, nếu không bạn chỉ đang vô tình làm hại mắt của mình thêm mà thôi. Những sản phẩm tốt sẽ ghi trên nhãn dán tỷ lệ chặn bức xạ UV lên đến 95-100% hoặc hấp thụ tia UV với mức 400nm. Chỉ số càng cao, sản phẩm càng nên được đặt vào giỏ hàng của bạn, đơn giản vì nhiều khi mức độ ghi trên đó không thực sự chính xác khi áp dụng ngoài môi trường thực tế, nên “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, hãy chọn sản phẩm có thông số cao nhất, tốt nhất có thể.


    12. Mật ong có thể làm dịu vết muỗi cắn

    Muỗi đốt là nỗi ác mộng của bất kỳ ai trong màu hè, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng một loại thuốc trị dị ứng phù hợp. Gãi ngứa là việc tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải, vì thông qua đó vết cắn có thể trở nên trầm trọng hơn. Trong khi nhiều người truyền tai nhau mẹo dùng mật ông để thoa lên vết đốt, thì việc có sẵn một loại thuốc đặc trị vẫn luôn hữu dụng và an toàn hơn cả.


    13. Mùa hè nóng bởi vì bạn ở gần Mặt Trời hơn

    Tất nhiên, sự thật về khoảng cách của chúng ta đối với Mặt Trời luôn thay đổi và biến động theo từng khoảng thời gian thì không sai, nhưng đó là yếu tố không đáng kể. Bán cầu Bắc của Trái Đất không gần Mặt Trời hơn vào mùa hè tại đây, và bán cầu Nam cũng vậy.

    Thực tế, nguyên nhân trực tiếp giải thích cho câu hỏi trên là góc độ nghiêng của hành tinh, đồng nghĩa với việc năng lượng ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu trực diện với phần bề mặt đó vào mùa hè (và ngược lại đối với mùa đông).


    14. Ngồi điều hòa nhiều sẽ bị cảm cúm

    Hầu như mọi văn phòng của các công ty hiện nay đều được trang bị và lắp đặt điều hòa để tiện cho không khí cũng như cơ sở vật chất giúp cho hiệu quả công việc tốt hơn. Nhưng cũng đừng lo vì tiếp xúc với cái lạnh không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị bệnh. Chỉ có những tác nhân liên quan đến virus mới có thể gây ra điều đó (do vậy hãy coi chừng những đồng nghiệp đang hắt hơi sổ mũi gần đó nhé).


    15. Cảnh giác với cá mập khi tắm biển

    Xác suất để bạn có thể “được” tấn công bởi một con cá mập là vô cùng thấp. “Thậm chí nguyên nhân gây ra cái chết đến từ chậu hoa rơi, hươu nai, bò và chó mỗi năm còn cao hơn hẳn so với nỗi lo trên. Còn về vấn đề cắn ư, tỷ lệ cao là bạn bị cắn bởi… người khác hơn là một con cá mập,” chia sẻ bởi nhà sinh vật học đại dương David Shiffman, đồng thời cũng là một nhà hoạt động xã hội bảo vệ môi trường sống của loài cá mập.

    Tham khảo: TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ