15.000 nhà khoa học kêu gọi loài người "đừng phá hủy Trái đất nữa"

    Bạch Đằng, Theo Trí thức trẻ 

    Hơn 15.000 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã cùng ký vào một thư ngỏ kêu gọi loài người hãy ngừng phá hủy Trái đất.

    Theo Earther, hơn 15.000 nhà khoa học đến từ 184 quốc gia đã viết một bức thư ngỏ cho nhân loại, lịch sự yêu cầu loài người hãy ngừng ngay các hành động phá hủy Hành tinh xanh.

    Nội dung của bức thư ngỏ tập trung vào ra các mối nguy hiểm chính mà việc hủy hoại Trái đất gây ra như cả biến đổi khí hậu, tăng dân số, phá rừng, tuyệt chủng và không có nước sạch. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng những hậu quả này là sự tất yếu từ những hành vi phá hoại môi trường sống của con người.

    Các nhà khoa học cho biết thật đáng tiếc khi con người chúng ta đã và vẫn đang tiếp tục những hành động này. Họ nói:

    "Từ năm 1992, ngoại trừ việc ổn định tầng ozone tầng bình lưu, nhân loại đã không đạt được tiến bộ trong việc giải quyết những thách thức về môi trường dự kiến. Hầu hết các vấn đề đều trở nên tồi tệ hơn".

    Các nhà khoa cảnh cảnh báo rằng: "Chẳng bao lâu nữa sẽ quá muộn để hành động và thời gian của chúng ta đang cạn kiệt dần".

    Trên thực tế, bức thư ngỏ năm nay là phần tiếp theo của một bức thư hồi năm 1992. Chỉ là các cảnh báo của các nhà khoa học đã tăng cấp độ lên nhiều lần.

    Bức thư năm 1992 chỉ tập trung vào sự suy giảm ozone tầng bình lưu, tiêu dùng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự tăng trưởng dân số không kiểm soát.

    Trong bức thư ngõ năm nay, các nhà khoa học nhấn mạnh đến "xu hướng biến đổi khí hậu có thể xảy ra thảm hoạ" và thực sự thì chúng ta đang ở "ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng" nếu không sớm có hành động.

    Dưới đây là một vài ví dụ điển hình để cho thấy hành tinh của chúng ta đã thay đổi như thế nào từ cảnh báo năm 1992:

    - Tài nguyên nước ngọt bình quân đầu người đã giảm 25%.

    - Số lượng các vùng chết của đại dương đã tăng lên 75 %.

    - Gần 300 triệu mẫu rừng che phủ toàn cầu đã bị mất.

    - Tổng số động vật có xương sống hoang dã trên trái đất đã giảm 30%.

    - Việc phát xả khí cacbonic làm ấm khí hậu đã tăng từ hơn 20 tỷ tấn mỗi năm lên gần 40 tỷ.

    Tất nhiên không phải mọi thông tin đều theo chiều hướng xấu. Các nhà khoa học lưu ý rằng tỷ lệ phá hủy rừng đang giảm. Và chúng ta đã không làm cho lổ thủng tầng ozon lớn thêm kể từ những năm 1990.

    Trên thực tế, kể từ khi thực hiện Nghị định thư Montreal cấm chlorofluorocarbons (CFC), lỗ hổng này dường như đang tự hồi phục. Và đây là những việc tích cực cho môi trường mà con người đã làm trong thời gian qua.

    Để tránh những tranh luận về sinh thái, các tác giả cho rằng cần phải thuyết phục các chính phủ cùng hành động.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ