Theo các chính sách biến đổi khí hậu hiện nay, hàng tỷ người sẽ phải đối mặt với cái nóng đe dọa đến tính mạng.
- Điều gì sẽ xảy ra khi PC trang bị Core i9-13900K và RTX 4090 chạy thử ở nhiệt độ -53 độ C
- Vệ tinh NASA phát hiện nơi lạnh nhất Trái Đất, thấp hơn cả nhiệt độ tại nhiều khu vực trên Sao Hỏa
- Thế giới sẽ biến dạng nếu nhiệt độ tăng thêm 1,5 độ C
- Vì sao nhiệt độ trên máy bay lúc nào cũng lạnh cóng, hành khách "rét run" nhưng phi hành đoàn lại thích thế?
- 'Sông sôi' Amazon: Dòng nước với nhiệt độ tử thần 'đun chín' tất thảy
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Sustainability, khoảng 2 tỷ người (23% dân số thế giới) sẽ sống trong điều kiện nhiệt độ nguy hiểm vào cuối thế kỷ này nếu các chính sách khí hậu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại.
Cũng theo nghiên cứu, khoảng 3,3 tỷ người có thể phải đối mặt với nhiệt độ khắc nghiệt vào cuối thế kỷ này nếu nền nhiệt toàn cầu ấm lên với mức độ nghiêm trọng hơn.
Nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C sẽ ảnh hưởng đến hàng tỷ người. (Ảnh: Imago)
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Exeter của Vương quốc Anh và Đại học Nam Kinh ở Trung Quốc thực hiện, phát hiện ra rằng, 60 triệu người đã tiếp xúc với ngưỡng "nhiệt độ nguy hiểm" - ở mức trung bình là 29 độ C hoặc cao hơn.
Nghiên cứu cho thấy, việc hạn chế sự nóng lên ở mức thấp hơn mục tiêu của hiệp định Paris là 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp vẫn sẽ khiến 400 triệu người phải đối mặt với mức nhiệt nguy hiểm vào cuối thế kỷ này.
Những người sống ở Ấn Độ, Sudan và Nigeria đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dù nền nhiệt toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ. Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu ấm lên 2,7 độ sẽ tác động lớn đối với các quốc gia khác, trong đó có Philippines và Pakistan.
Tác giả chính của nghiên cứu Tim Lenton, Giám đốc Viện hệ thống toàn cầu tại Đại học Exeter cho biết: “Đó là sự định hình lại về khả năng sinh sống trên bề mặt hành tinh và có thể dẫn đến việc tổ chức lại quy mô lớn nơi con người sinh sống”.
Đến nay, sức nóng lên dưới 1,2 độ C đã khuếch đại cường độ hoặc thời gian của các đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng. Tám năm qua là kỷ lục nóng nhất.
Nhà nghiên cứu Tim Lenton cho biết: "Cứ mỗi 0,1 độ C nóng lên trên mức hiện tại, sẽ có thêm khoảng 140 triệu người tiếp xúc với nhiệt độ nguy hiểm".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, trong đó có hiện tượng say nắng và thân nhiệt tăng. Nhiệt độ cực đoan cũng làm trầm trọng thêm tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, chất lượng không khí và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động chân tay và làm việc ngoài trời, vận động viên và người nghèo... là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước nhiệt độ cao hơn.
Nguồn: DW
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI