2020 rồi nhưng nhiều người bây giờ mới nhận ra Khủng long mất mạng của Chrome thực chất là 1 trò chơi điện tử
Không những là 1 trò chơi điện tử, chú khủng long này còn cực kì nổi tiếng với hơn 270 triệu lượt chơi mỗi tháng.
- The Matrix 4 phải đền bù 2.000 USD vì "phá hoại của công" khi quay những cảnh cháy nổ dữ dội ngay chốn công cộng
- Lại là nước Úc kì diệu: Loài nhện siêu to khổng lồ với kích thước lớn hơn bàn tay người trưởng thành, có thể ăn cả dơi và chim
- The Matrix 4 tiếp tục hé lộ hậu trường hoành tráng với những vụ nổ tung cả xe lên trời mà không cần đến CGI
Google Chrome là một trong những trình duyệt web nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, trên cả nền tảng máy tính lẫn nền tảng di động. Và với những người thường xuyên sử dụng nó, có lẽ chúng ta sẽ chẳng lạ gì với giao diện chú khủng long bơ vơ giữa sa mạc mỗi khi mất kết nối Internet.
Đây thực chất là 1 tựa game theo dạng vượt chướng ngại vật đơn giản, giúp người dùng giết thời gian trong lúc đợi wifi ổn định trở lại. Nhiệm vụ của họ không có gì khó khăn cả, chỉ cần nhấn phím Space/phím mũi tên lên trên để chú khủng long này, có tên chính thức là Chromasauras, nhảy lên tránh khỏi những rặng xương rồng gai góc, hay những loài ác điểu phiền phức. Điểm của người chơi sẽ càng cao nếu họ giúp chú khủng long này di chuyển càng xa, thế nên về cơ bản nó cũng khá giống với nhiều tựa game mobile hiện nay.
Giao diện pixel xám xịt quen thuộc mỗi khi mất mạng này thực chất là một trò chơi điện tử đơn giản mà cực kì giải trí được tích hợp vào Google Chrome. giúp người dùng giết thời gian trong lúc đợi kết nối Internet ổn định trở lại.
Tựa game này đã được tích hợp vào Chrome từ năm 2014, và hiện giờ đang sở hữu khoảng 270 triệu lượt chơi mỗi tháng. Ấy vậy mà đến tận bây giờ, 2020 rồi, 6 năm trôi qua rồi, mà vẫn có người dùng không hề biết là họ có thể điều khiển được Chromasauras, và chỉ nghĩ đơn giản đây là giao diện không có mạng của Chrome mà thôi. Trong đó, có không ít người dùng trẻ tuổi - thế hệ mà đáng lý ra phải tinh thông công nghệ mới phải.
Tôi có phải là người cuối cùng trên cái Trái Đất này đến bây giờ mới biết Khủng long mất mạng của Google thực chất là 1 tựa game hay không hả mọi người?
Không biết mọi người đã biết chưa nhưng nếu ấn phím Space khi mất mạng, bạn có thể chơi tựa game khủng long này đấy, và nó vui quá trời vui luôn. Tất cả mọi người cần phải biết đến nó!
Đến bây giờ mị mới biết cái màn hình khủng long mất mạng này thực chất là 1 trò chơi điện tử, ấn phím Space là có thể bắt đầu chơi luôn.
Hôm nay là lần đầu tiên tôi biết đến tựa game Khủng long mất mạng. Chúc bà con Valentine (2020) vui vẻ.
Hôm nay nhà mị mất mạng, và hãy nói mị nghe tại sao đến bây giờ mị mới biết là có thể chơi trò chơi con khủng long này? Chuyện gì thế này?
Với cơ chế gameplay không thể đơn giản hơn, Chromasauras bất ngờ gây được sức hút cực lớn đối với người dùng, bởi vì ai cũng có thể dễ dàng chơi được. Nó đỉnh đến mức các nhà sáng lập game phải chế thêm chức năng vô hiệu hóa trò chơi này, kể cả khi có mạng. Edward Jung, một trong những bàn tay ma thuật phía sau tựa game đình đám của Google cho biết: “Đã có rất nhiều tổ chức, công ty nhờ chúng tôi tìm cách tắt trò chơi này để trẻ nhỏ (tại trường học) và thậm chí là cả người lớn (tại các văn phòng) có thể tập trung vào công việc của họ”.
Một thông tin bên lề: 1 tựa game dạng như thế này thường sẽ lặp đi lặp lại vô tận để thôi thúc người chơi thiết lập những điểm số cao hơn. Thế nhưng, theo Edward chia sẻ, Chromasauras sẽ “chỉ” chạy trong 17 triệu năm mà thôi - tương đương với khoảng thời gian loài T-Rex tồn tại trên Trái Đất. Tuy nhiên, anh cũng cho biết để phá đảo nó thì có lẽ phím Space của bạn cũng sẽ tơi tả đến mức không nhận ra nổi nữa. Ngoài ra, nếu wifi đang ngon lành mà vẫn muốn thử sức với trò chơi này, bạn có thể truy cập vào đường link tại đây.
Theo LADBible
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"