2021 rồi và bạn vẫn đang viết To-do-list ư? Dừng lại thôi, Not-to-do-list thực ra còn quan trọng hơn nhiều!
Not-to-do-list của bạn là gì?
1. Bạn vẫn còn đang viết To-do-list ư? Not-to-do-list quan trọng hơn nhiều!
Đây là câu chuyện mà Mike Flint, phi công riêng của Warren Buffett kể lại.
Ông làm phi công riêng của Buffett ngót nghét cũng gần chục năm, cũng từng lái chuyên cơ cho 4 đời Tổng Thống Mỹ. Bản thân tham vọng của Flint cũng không hề nhỏ, vì vậy mà ông đã từng xin Buffett lời khuyên, bất kể là mục tiêu ngắn hạn hay những quyết định quan trọng của cuộc sống, nên làm sao để đưa ra lựa chọn?
Buffett nói, hãy viết ra giấy 25 điều quan trọng nhất trong sự nghiệp.
Sau đó chọn ra 5 điều quan trọng nhất trong 25 điều này.
Lúc này, Flint có 2 danh sách, bên trái là 5 chuyện quan trọng nhất, bên phải là 20 chuyện còn lại.
Buffett hỏi tiếp, vậy bây giờ anh sẽ giải quyết 20 chuyện kia ra sao?
Bởi vì 20 chuyện kia vẫn là những chuyện khá quan trọng, Flint nói, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho 5 chuyện kia, và dành một phần nhỏ thời gian cho 20 chuyện còn lại.
Buffett nói, không, Mike, anh sai rồi, 20 chuyện đó nên là những chuyện mà anh "bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh nó ra", những chuyện đó vĩnh viễn không được chiếm vào quỹ thời gian của anh, cho tới khi anh hoàn thành hết 5 chuyện kia.
Not-to-do-list quan trọng hơn To-do-list rất nhiều, vậy Not-to-do-list của bạn là gì?
2. Người có tiền đều không tập trung sự chú ý cho điều gì?
Đối với người có tiền, đó chính là thời trang.
Ông chủ của Facbook, Mark Zuckerburg, bất kể là đi dạo phố với vợ, tham gia thuyết giảng hay hội nghị, anh đều luôn chỉ diện một chiếc T-shirt màu xám. Có người hỏi rằng không phải anh chỉ có một chiếc áo này thôi chứ?
Zuckerburg trả lời: "Tôi chỉ có một tủ đồ, giống như nhiều người đàn ông khác, dù mọi người thấy tôi hay mặc giống nhau, nhưng tất nhiên là nó không phải cùng một chiếc, nói về áo phông xám, tôi có tới 20 chiếc. Mỗi ngày tỉnh dậy, còn có hàng triệu người đang chờ tôi phục vụ, tôi không muốn lãng phí thời gian cho những chuyện không cần thiết. Trong cuộc sống, tôi luôn cố gắng tối giản nhất có thể, bớt phải đưa ra những lựa chọn."
Nói tới Mark Zuckerburg, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới Steve Jobs.
Hai người họ có cùng thói quen mặc quần áo.
Tủ quần áo của Steve chỉ có 3 thứ: áo cổ lọ đen, quần bò và đôi giày New Balance 992.
Để bớt thời gian cho những chuyện không cần thiết, dành thời gian cho những chuyện quan trọng hơn, Jobs đã nhờ người bạn Issey Miyake may cho mình áo cổ lọ màu đen đủ dùng cả đời.
Nhà tâm lý học người Mỹ, Giáo sư Bowmes từng đưa ra lý thuyết "tự hao mòn mình", nó nói rằng bộ não con người có khả năng và năng lượng xử lý thông tin rất hạn chế, mỗi quyết định được đưa ra sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng não bộ và ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định cũng như ý chí.
Cách hiệu quả nhất để học hỏi từ những người giàu có để nâng cao hiệu quả là: Đừng tập trung vào những lựa chọn không cần thiết.
Thực ra, "không cần nhiều, ít nhưng chất lượng" là một quan điểm sống không tồi. Nếu bạn vẫn đang theo đuổi chủ nghĩa vật chất, hiệu ứng hàng hiệu trong khi nó đôi khi quá sức với mình, vậy tại sao không bắt đầu tập trung sự chú ý của mình cho những trải nghiệm hay thứ gì đó mang tính thực dụng hơn?
Dưới đây là một vài nguyên tắc tiêu tiền giúp bạn bớt phải đưa ra lựa chọn cũng như lãng phí thời gian cho những chuyện không cần thiết:
Nguyên tắc 1: Mua ít đồ thôi, nếu phải mua, hãy mua thứ đồ mình thực sự thích và cần thiết.
Nguyên tắc 2: Tính toán giá trị công năng và giá trị thực dụng của bất cứ món đồ nào mà bạn muốn mua.
Nguyên tắc 3: Không nhất thiết phải mua những thứ to tát như ô tô hay nhà thì mới có cảm giác an toàn, hãy tập trung chú ý vào việc thăng cấp nhưng món đồ nhỏ bé ngay bên cạnh mình, tìm ra những hạnh phúc nhỏ đích thực trong cuộc sống.
Nguyên tắc 4: Mỗi lần "tiêu dùng", hãy tự hỏi mình cái "tiêu dùng" này có biến thành "đầu tư" hay không? Mua một chiếc ghế tốt là đầu tư cho sức khỏe vùng thắt lưng và cổ; mua một chiếc đệm tốt là đầu tư cho giấc ngủ. Vì sao "tiêu dùng" có thể biến thành "đầu tư", bởi lẽ một món đồ tốt có thể đưa bạn vào một trạng thái tinh thần và cả thể chất thoải mái và khỏe mạnh. Nó cho phép bạn giảm bớt sự mất tập trung không cần thiết khác, giảm chi phí lựa chọn, khiến bạn an tâm hơn, cho ra năng suất tốt hơn và cũng là động lực thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn để cải thiện cuộc sống. Các khoản tiêu dùng quan trọng này cứ vậy mà trở thành các khoản đầu tư.
3. Thứ tài sản quý giá nhất mà bạn sở hữu là khả năng tập trung chú ý
Không ngừng đầu tư cho cái đầu của mình, bạn mới có thể biến tiền của hiện tại thành tiền của tương lai, đây là khoản đầu tư giá trị nhất. Điều chúng ta cần có là năng lực biến tiền của hiện tại thành tiền của tương lai.
Bạn đi làm, muốn có lương, bạn phải dùng kinh nghiệm, học vấn, hành động của mình đi giải quyết vấn đề, rồi dùng công việc mà mình đã hoàn thành để đổi lại tiền lương. Thời gian bạn dành cho công việc có thể được xem là "bị bán", bản chất của phấn đấu chính là: khiến cho giá trị của thời gian ngày một đáng tiền hơn, và mấu chốt của điều này chính là khả năng tập trung, chuyên tâm cho một cái gì đó của bạn. Khi bạn đặt hết nỗ lực của mình vào cái gì đó, ông Trời cũng sẽ giúp bạn.
Dưới đây là 5 nguyên tắc để bạn "bán thời gian" của mình cho đúng chỗ:
Nguyên tắc 1: Chú tâm vào sự phát triển của bản thân
Những lợi ích có thể được tạo ra bởi năng lực tập trung chú ý giữa con người và con người là khác nhau và nó có "mật độ năng lượng". Mỗi ngày đọc sách 1 tiếng để làm giàu kiến thức của bản thân, viết một bài luận mỗi tuần và đánh giá kết quả của bạn trong tuần này. Bạn phải biết rằng sự tăng lên của mật độ năng lượng sẽ tăng theo cấp số nhân. Mỗi lần đầu tư sẽ chỉ mang lại cho bạn một vài cải tiến nhỏ, thậm chí mỗi lần bạn có thể chỉ tăng khoảng 1%, nhưng nếu bạn kiên trì trong một năm thì "mật độ năng lượng" của bạn sẽ tăng lên bao nhiêu?
Đáp án là 37.8 lần.
Dù mỗi ngày chỉ đọc sách 1 tiếng, tiến bộ 1%, nhưng 1 năm sau, bạn sẽ tiến bộ hơn bây giờ 38 lần.
Sự khác biệt giữa người với người không chỉ là sự khác biệt vài lần mà chúng ta có thể nhận thức được, mà có thể là sự chênh lệch gấp hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn lần.
Nguyên tắc 2: Muốn trưởng thành, phải đưa ra lựa chọn
Tiêu chuẩn để phán đoán một lựa chọn chỉ có 1 là đủ rồi: lựa chọn mà bạn đưa ra, có giúp bạn tích lũy thêm được nhiều năng lực hơn hay không?
Trong quá trình đưa ra lựa chọn, hãy tích lũy cho mình "cảm giác khan hiếm", năng lực càng khan hiếm thì càng có giá trị. Người có năng lực càng giỏi, tốc độ phát triển càng nhanh, từ đó thu hoạch thêm nhiều năng lực mới hơn, trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi một lựa chọn mà bạn đưa ra, hãy nghĩ xem mình cần thêm năng lực gì, và lựa chọn mới này có giúp ích gì cho năng lực hiện có của mình hay không.
Nguyên tắc 3: Xem trọng giá trị thực, bỏ qua sự định giá
Cũng giống như một quỹ đầu tư vậy, ở mỗi người luôn tồn tại một mức "định giá" mà thị trường trao cho bạn và "giá trị thực" của chính bản thân. Raymond Dalio, người sáng lập công ty đầu tư Bridwater Associates, một trong số các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới từng nói: Đừng để sự định giá vượt qua giá trị thực của bạn quá nhiều.
Nguyên tắc 4: Kiên nhẫn quan trọng hơn bất cứ điều gì
Sức mạnh của sự kiên nhẫn tương đương với hiệu ứng lãi kép trong giao dịch, nó sẽ không ngừng tạo ra lãi kép thông qua hiệu ứng lãi kép. Người không có đủ sự kiên nhẫn sẽ không biết tận hưởng "sự hài lòng trì hoãn", bởi họ luôn hi vọng một phát là có thể nhìn ra ngay được kết quả. Dù bạn có bước vào lĩnh vực mình yêu thích với một năng lực cao nhất, nếu không có sự kiên nhẫn, bạn nhất định sẽ không thể đạt được tự do tài chính.
Nguyên tắc 5: khả năng tập trung chú ý > thời gian > tiền bạc
Tiền không phải là quan trọng nhất, bởi vì nó có thể lại được sinh ra, thời gian cũng không phải quan trọng nhất, bởi vì nó vốn dĩ chẳng thuộc về bạn, bạn chỉ có thể thử làm bạn với nó rồi mượn nó làm việc cho mình.
Thứ tài sản quý giá nhất mà bạn sở hữu chính là khả năng tập trung chú ý. Đứng từ góc độ giá trị mà nói, thứ tự là như này: Khả năng tập trung chú ý > thời gian > tiền bạc.
Hãy dành tất cả khả năng tập trung quý giá nhất cho bản thân, chỉ cần là đầu tư dành cho bản thân, sẽ không bao giờ có cái gọi là lãng phí, đặc biệt là khi nó được sử dụng để hoàn thiện và phát triển bản thân. Tin vào sức mạnh của thời gian, tin rằng khi đặt sự chú ý vào bản thân, chắc chắn bạn sẽ tạo ra giá trị.
Sự chú ý, thời gian và tiền bạc của bạn đổ vào đâu, cuộc đời bạn sẽ đi về đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI