Đôi khi chiến thắng hay thất bại sau mỗi cuộc chiến tranh, lại phụ thuộc rất nhiều vào việc các "bí mật quân sự" có bị rò rỉ ra ngoài hay không.
Quân La Mã và thuyền Quinquereme của Carthage
Trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, lực lượng hải quân hùng mạnh nhất Địa Trung Hải thời bấy giờ thuộc về Carthage. Trong khi Đế quốc La Mã chinh phục bán đảo Ý, Carthage cũng mở rộng lãnh thổ của mình ra khắp Bắc Phi. Và khi những quyền lợi của hai cường quốc hùng mạnh này dần va chạm với nhau, cũng là lúc mà cuộc chiến tranh Punic bùng nổ.
Thời kỳ đầu tiên của cuộc chiến, Carthage có lợi thế hơn hẳn so với La Mã về mặt hải quân. Các thủy thủ người Carthage giỏi giang hơn, giàu kinh nghiệm trận mạc hơn. Đó là chưa kể đến, thuyền Quinquereme của quốc gia này dư sức đánh bại thuyền Trireme của Đế quốc La Mã.
Theo như nhà sử học Polybius, lợi thế này của quân Carthage biến mất khi một trong những chiếc thuyền của họ bị mắc cạn trên lãnh thổ La Mã. Chớp lấy cơ hội này, quân La Mã tiến hành thu giữ và nghiên cứu cấu trúc của thuyền Quinquereme. Và chỉ chưa đầy 60 ngày sau đó, bằng nguồn lực dồi dào của mình, thủy quân La Mã đã có nguyên một hạm đội toàn những chiếc thuyền mạnh mẽ kể trên.
Tới năm 146 trước Công nguyên, sau 3 cuộc chiến tranh Punic, Đế quốc La Mã đã hoàn toàn hủy diệt Carthage, và trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải.
Những cây cung của người Anh
Một trong những vũ khí hết sức nổi bật trong lịch sử quân sự của Anh, chính là những cây cung (Longbow). Đây là vũ khí đã đem lại chiến thắng cho quân đội Anh trước Pháp ở trận Crecy, Poitier, và Agincourt. Thậm chí, đã có một thời gian dài cả thế kỷ, luật pháp Anh khuyến khích việc tập luyện bắn cung, và cho phép dùng vũ khí này bắn hạ bất cứ người Wales nào xâm phạm biên giới.
Điều "trái ngang" ở đây là: những cây cung mà người Anh sử dụng, vốn có xuất xứ từ Wales.
Quân đội Anh trước đây vốn chẳng biết đến sự tồn tại của những cây cung - cho đến tận khi Edward I tiến hành cuộc xâm lược xứ Wales từ năm 1277 đến năm 1283. Trước đó, quân đội Anh, cũng giống như Pháp, ưa chuộng việc sử dụng những kỵ sĩ mang giáp nặng, và dùng bộ binh để hỗ trợ. Thế nhưng chiến thuật này ngay lập tức lộ rõ yếu điểm trước những cây cung của xứ Wales. Mặc dù giành được chiến thắng, nhưng quân đội Anh lúc bấy giờ đã phải chịu tổn thất hết sức nặng nề, đến từ khả năng xuyên giáp mạnh mẽ của những cây cung.
Đến khi Edward III kế vị và tham gia vào cuộc chiến tranh Trăm năm với Pháp, các cung thủ đã trở thành một phần không thể thiếu của quân đội Anh. Và đương nhiên, các cung thủ người Anh cũng là nguyên nhân chính đem lại thắng lợi cho trận Agincourt trước quân Pháp - vốn áp đảo hơn hẳn về mặt số lượng.
Đệ nhất thế chiến và cuộc chiến trên bầu trời
Cuộc chiến trên không thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một cuộc đua về mặt ý tưởng sáng tạo. Bởi đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, mà các phi công sử dụng máy bay như một thứ vũ khí, và biến không trung trở thành chiến trường. Chính vì lý do này, mà một trang hoàn toàn mới của công nghệ trong quân sự được mở ra.
Một trong những thử thách khó khăn nhất thời kỳ đầu, nằm ở việc trang bị vũ khí cho máy bay. Trước đó, người Ý mới chỉ sử dụng máy bay để thả những quả bom cỡ nhỏ tại châu Phi. Còn việc "lắp súng cho máy bay", lúc đó, chưa có một quốc gia nào thành công cả.
Ý tưởng đầu tiên là đặt những khẩu súng dọc theo thân máy bay, để phi công có thể dễ dàng ngắm bắn hơn. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh đó là, điều này sẽ kéo theo nguy cơ những viên đạn có thể vô tình phá hủy cánh quạt ở phía trước máy bay.
Phải đến một thời gian sau, kỹ sư người Đức Anthony Fokker mới đưa ra đáp án cho vấn đề trên - thông qua một thiết bị có khả năng ngừng việc "xả đạn" bất cứ khi nào cánh quạt máy bay chắn trước đường đạn. Nhờ vậy, các phi công có thể yên tậm chiến đấu mà không lo việc vô tình tự phá hủy chiếc máy bay mà họ đang lái.
Những chiếc máy bay với khả năng chiến đầu như vậy cất cánh vào năm 1916, đem lại cho quân đội Đức khả năng "thống trị" trên bầu trời. Nhưng rồi, quan Đồng Minh đã bắn hạ được một chiếc máy bay của người Đức, từ đó nghiên cứu và cải thiện lại những chiếc máy bay chiến đấu của mình.
Và thế là, chỉ sau 4 năm, chiến tranh trên không đã nhanh chóng "chuyển mình", trở thành các trận quyết đấu giữa các phi công tài ba trên những chiếc máy bay được trang bị đầy đủ vũ khí.
Nỗi ác mộng mang tên Bom nguyên tử
Những vũ khí nguyên tử - ngay từ giai đoạn đầu phát triển - đã luôn trở thành đối tượng mà các hoạt động gián điệp nhắm vào. Liên bang Xô Viết cài cắm điệp viên của mình vào trong dự án Manhattan để do thám các bước tiến triển của dự án này. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và thời kỳ chiến tranh lạnh bắt đầu, Liên Xô đã nắm được khá nhiều bí mật quân sự của Hoa Kỳ lúc đó.
Kết quả là, chương trình vũ khí hạt nhân của Xô Viết được đẩy nhanh tiến độ lên rất nhiều. Tất nhiên, người Nga hoàn toàn có khả năng hoàn thành vũ khí này mà không cần đến các thông tin gián điệp - thế nhưng nhờ những thông tin này, mà Xô Viết đã tránh được việc tốn kém chi phí cho các cuộc thử vũ khí hạt nhân. Kết quả là, Liên bang Xô Viết trở thành một trong những quốc gia sỡ hữu cho mình vũ khí hạt nhân sớm nhất - điều chắc sẽ không xảy ra nếu như không có sự hỗ trợ từ các hoạt động tình báo.
Tham khảo warhistoryonline
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"