Sau hơn 70 năm, người ta mới được thấy lại những tàn tích một thời minh chứng của lịch sử chiến tranh.
Một căn cứ quân sự bí mật của Đức quốc xã tại Bắc Cực vừa được các nhà khoa học Nga phát hiện. Khu vực này, tọa lạc trên đảo Alexandra, cách 1000 km từ điểm cực Bắc, được xây dựng vào năm 1942.
Mã hiệu của nó là "Schatzgraber" hoặc "Treasure Hunter", đặt bởi quân đội Đức và kể từ đó được sử dụng như một cứ điểm quân sự chiến lược quan trọng để dự báo thời tiết.
Sau đó, trụ sở này đã bị bỏ hoang vì các nhà khoa học nơi đây bị ngộ độc bởi thịt gấu trắng vào năm 1944 và phải được giải cứu, di dời về nơi điều trị. 72 năm sau, năm 2016, người ta đã tìm thấy nó sau bao năm chìm vào quên lãng, với hơn 500 hiện vật được phát hiện đi kèm, gồm một khối lượng đáng kể những tài liệu mật.
Các tàn tích của hầm trú ẩn, vỏ đạn cũ và nhiều vật dụng khác có niên đại lịch sử từ thời Thế chiến 2 cũng được tìm thấ rất nhiều, hầu hết còn ở điều kiện và trạng thái tốt do không khí lạnh giúp bảo quản nguyên trạng.
Hòn đảo này từng đóng vai trò là vị trí chính yếu trong chiến tranh, là công cụ dự báo khí tượng hữu ích để hỗ trợ và đảm bảo kế hoạch tấn công diễn ra suôn sẻ cả ở trên cạn và đường thủy. Nhìn vào tên gọi của nó, nhiều người cho rằng nó còn cất giấu đâu đó bên trong những cổ vật hay di tích quý giá khác của lịch sử.
Vài năm vừa qua, đảo Alexandra đã dấy lên nhiều tranh cãi khi chưa thống nhất lãnh thổ thuộc về chủ quyền quốc gia nào, nhưng nay Liên bang Nga đã chính thức tuyên bố và được công nhận. Họ cũng đang dự tính xây dựng một căn cứ quân sự mới trên chính nơi này.
Tham khảo: independent.co.uk
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"