Theo các bác sĩ tai mũi họng, việc lấy ráy tai thường là không cần thiết.
“Ngoáy” tai sử dụng bông tăm là một trong những thói quen phổ biến thế giới. Theo các chuyên gia, việc làm sạch lỗ tai theo cách này có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng nghe của bạn.
Giải thích về lý do của việc này, giáo sư Boris Chernobilsky cho biết: màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai giữa dễ có khả năng bị thương tổn khi ngoáy tai bằng bông tăm. Và mỗi lần như vậy, để chữa tai bạn bắc buộc sẽ phải lên bàn phẫu thuật, “Trong trường hợp xấu nhất, những thương tổn của xương nhỏ có thể làm rỉ nước từ bộ phận tai trong, điều này sẽ gây ra hiện tượng choáng váng cấp độ cao và thậm chí dẫn đến việc mất hoàn toàn khả năng nghe của bạn”.
Một điều cần lưu ý đến nữa là phần da mỏng phía trong tai, nhiều phương pháp lấy ráy tai phổ biến có khả năng làm xước phần mảng da này. Theo bác sĩ: “Nếu phần da tại đó bị xước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm loét và đau đớn, bệnh này còn được biết đến là bệnh viêm tai ngoài”.
Để giữ gìn tai của mình trong tình trạng khỏe mạnh nhất, bạn nên hoàn toàn loại bỏ những thói quen sau:
1.Thường xuyên "bảo trì" tai của mình
Thực ra, hầu hết mọi người không bao giờ cần lo lắng đến vấn đề “chùi rửa” tai của mình. Theo bác sĩ: “Tai người có cơ chế vệ sinh tự động. Đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể có phần da mọc về một phía, như vậy ráy tai và những vụn "da chết" sẽ được đẩy dần ra từ lỗ tai ra phần ngoài tai” (Thực ra khi bạn cử động hàm và nhai, bạn đang thúc đẩy quá trình này). Dĩ nhiên nhiều người có lượng ráy tai khác nhau nhưng hầu như cơ thể tạo ra cho mình lượng ráy tai “cần thiết”. Chất dịch màu vàng cam trong tai thật ra có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của nước.
Theo bác sĩ Chernobilsky, chất nhầy này còn có đặc tính tiêu diệt các loại vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm trong tai. Vì vậy thay vì dùng tăm bông ngoáy như “tìm vàng” trong tai mình ra bạn nên kiên nhẫn chờ tai của mình đẩy những thành phần tạp chất trong tai một cách tự nhiên và sau đó nhẹ nhàng sử dụng tấm khăn ướt lau chùi chúng đi.
Và khi đã nhắc đến tăm bông thì...
2. Sử dụng tăm bông để “ngoáy” tai là không đúng
Hiện nay, các gia đình sử dụng tăm bông để “cọ rửa” tai mình như một truyền thống chung ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng thực ra mục đích sử dụng của tăm bông không phải để vệ sinh tai, thâm chí nhiều bao bì tăm bông còn cảnh báo về tác hại của chúng khi được sử dụng với mục đích này. Phần đầu nhọn, cứng cáp khi được đưa vào tai để chùi sẽ dễ dàng làm tổn thương da, màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai.
Bác sĩ giải thích thêm rằng khi sử dụng tăm bông, bạn có thể sẽ đẩy phần ráy tai sâu vào phía trong và làm tắc lỗ tai lại. Một nguy cơ khác bạn có thể sẽ gặp phải là làm phần bông tụt ra ngoài trong khi “cọ xát” tăm bông trong tai, và tùy thuộc vào mức độ “trầm trọng” của lỗi lầm này bạn hoàn toàn có thể phải nhờ đến bác sỹ để “ứng cứu”.
3. Sử dụng các “vật thể lạ” trong quá trình vệ sinh tai
Một khi bạn đã quen với việc sử dụng tăm bông để “ngoáy”, những lúc thiếu thiết bị “chuyên dụng” quen thuộc, bạn có thể sẽ nhờ cậy đến những dụng cụ ngẫu nhiên thay thế. Và thông thường những vật thể này có thể gây ra những tác hại còn nguy hiểm hơn tăm bông. Theo bác sĩ: “Thông thường mọi người sẽ sử dụng bất cứ thứ gì vừa vặn để “ngoáy” tai một khi đã thấy ngứa ngáy, một số trong đó có thể kể đến là móng tay, đinh ghim, chìa khóa và thậm chí là kim chỉ".
4. Rửa tai bằng nước sử dụng kim tiêm y tế
“Tuy cách này thực ra khá là an toàn nếu được thực hiện đúng cách, nhưng hầu như mọi người thao tác sai. Khi không làm khô tai một cách thật kỹ lưỡng, tai bạn sẽ bị viêm”, bác sỹ giải thích. Tóm lại: Tai bạn không phải là nơi để bạn thực hành những bài thí nghiệm hệ thống thủy lực của mình.
Vậy có cách nào để bạn có thể lấy ráy tai ra một cách an toàn?
Đầu tiên, việc để cho cơ thể của bạn thải ra tạp chất không mong muốn này ra một cách tự nhiên là tốt nhất.
Nhưng nhiều khi việc làm sạch tai là cần thiết, bác sĩ giải thích: “Những người sử dụng thiết bị trợ thính trong tai, các bác sĩ sử dụng ống nghe y tế và những người yêu nhạc sử dụng tai nghe nhét tai”, là những người có lượng ráy tai tích tụ nhiều và nhanh hơn bình thường. Trong trường hợp này, cứ vài tháng, các bạn có thể nhờ đến chuyên gia trong việc giữ gìn vệ sinh tai trong khi đảm bảo cho chức năng nghe của mình không gặp nguy hiểm.
Giữa những lần viếng thăm chuyên gia này, các bạn có thể dùng đến thuốc nhỏ tai để làm tan ráy tai khiến chúng dần chảy ra ngoài tai. Nhiều loại thuốc nhỏ tai có khả năng làm tiêu biến ráy tai thay vì chỉ làm chúng tan chảy, tuy nhiên nếu tai bạn bị trầy xước, loại thuốc nhỏ tai này sẽ gây ra đau rát, khó chịu.
Và đặc biệt, nếu ráy tai của bạn đã tích tụ lại đến mức chắn đường ống lỗ tai bạn, việc sử dụng đến thuốc nhỏ tai chứa peroxide làm ráy tai phìn to ra, gây ra đau đớn, áp lực lên màng nhĩ và thậm chí là làm mất khả năng nghe của bạn mà không hề làm ráy tai ấy tiêu biến đi.
Tham khảo Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập