5 câu hỏi "dị" này sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc của bạn

    Long.J,  

    Cuộc sống của chúng ta là một mớ hỗn đỗn giữa công việc, gia đình, tình cảm...thật khó để cân bằng và cáng đáng hết những sự chi phối đó. Ít ai biết được, để giải quyết vấn đề đó phải cắt giảm những việc làm vô nghĩa và thừa thãi, đôi khi là tự đặt tư duy vào "đường cùng".

    1. Nếu bạn bị dí súng vào đầu và bị bắt phải dừng 4/5 những hoạt động hiện tại của mình, bạn sẽ bỏ đi những gì?

    Muốn phát triển thì cần giản tiện, mà giản tiện cần sự tàn nhẫn nhất định tương tự như nguyên tắc 3M của người Nhật.

    Nếu bạn ngừng 4/5 những hành động đòi hỏi nhiều thời gian: Email, điện thoại, những cuộc nói chuyện, công văn giấy tờ, những cuộc họp, công việc quảng cáo, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, dịch vụ… bạn sẽ bỏ đi những hoạt động nào để giảm thiểu tới mức nhỏ nhất những ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập? Dù bạn chỉ sử dụng tới nó một lần mỗi tháng, chỉ riêng câu hỏi này có thể giúp bạn tỉnh táo và đi đúng hướng.

    2. 3 hành động đầu tiên mà tôi thường làm trong thời gian trống để thấy bản thân không bị vô dụng là gì?

    Đó là những việc thường gây trì hoãn những công việc quan trọng hơn (những công việc thường không lấy gì làm dễ chịu vì có thể gặp thất bại hay bị từ chối). Hãy thành thật với bản thân, vì chúng ta chỉ thỉnh thoảng mới đặt ra câu hỏi này. Những tấm "bình phong" của bạn là gì?

    3. Nếu đây là việc duy nhất tôi làm được trong ngày, liệu tôi có cảm thấy hài lòng không?

    Đừng bao giờ đến văn phòng hay tới trước máy vi tính mà không có một danh sách những việc cần làm rõ ràng. Bạn sẽ chỉ đọc những bức email lộn xộn và tự xáo trộn đầu óc của mình. Chậm nhất là trong tối nay, hãy soạn ra danh sách những việc cần làm vào ngày mai.

    Không bao giờ nên đặt ra quá 2 nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành mỗi ngày. Đừng bao giờ cả. Điều này đơn giản là không cần thiết nếu những việc đó thực sự có ảnh hưởng lớn.

    Nếu bạn bị mắc kẹt trong việc cố gắng ra quyết định giữa hàng tá việc mà việc nào cũng có vẻ quan trọng (một vấn đề mà đa số chúng ta thường gặp phải) thì hãy xem xét từng vấn đề một và tự hỏi bản thân: “Nếu đây là việc duy nhất mình làm được trong ngày thì liệu tôi có thấy hài lòng với ngày hôm nay không?”

    Để giải quyết những vấn đề có vẻ khẩn cấp, hãy tự hỏi bản thân: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm việc này và liệu có đáng để dừng những việc quan trọng khác để hoàn thành việc này hay không?”.

    4. Liệu bạn có đang tự tạo ra những thứ vặt vãnh để trốn tránh những công việc quan trọng hay không?

    Hãy gắn một mảnh giấy nhắc việc lên màn hình máy tính hay đặt chế độ Outlook nhắc nhở để cảnh báo bản thân ít nhất 3 lần mỗi ngày với câu hỏi như trên mỗi khi bạn mó máy vào điện thoại để chơi game hoặc kiểm tra facebook, xem youtube.

    5. Tập trung làm một việc hay nhiều việc một lúc sẽ hiệu quả hơn?

    Bạn từng cố gắng vừa đánh răng, vừa nói chuyện điện thoại và trả lời email cùng một lúc không? Hay vừa ăn lại vừa lướt web tìm kiếm thông tin và chat cùng một lúc nhằm tiết kiệm thời gian? Nhưng điều này có thực sự hiệu quả?

    Nếu bạn biết cách ưu tiên công việc hợp lý, bạn sẽ không cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ một lúc. Thực hiện nhiều việc hơn để cảm thấy hiệu quả trong khi thực tế lại kém hiệu quả hơn chính là một triệu chứng của thói “bóp méo nhiệm vụ”.

    Hãy thực hiện từng mục tiêu riêng biệt, liên tục từ khi bắt đầu tới khi kết thúc. Sự xao nhãng sẽ gây ra nhiều gián đoạn hơn, làm giảm tập trung, kết quả thực kém đi, và sự hài lòng về công việc cũng giảm sút.

    Theo LifeHack

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày