Bên cạnh trí tuệ nhân tạo và robot, nhiều xu hướng công nghệ có thể làm thay đổi cả thế giới trong năm 2015.
Năm 2014 sắp qua và chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Mặc dù sự phát triển này đem lại rất nhiều lợi ích cho loài người, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh cũng đem lại nhiều vấn đề khiến chúng ta phải lo lắng. Đáng chú ý nhất có lẽ là trí tuệ nhân tạo và các robot, với nỗi lo sợ chúng có thể hủy diệt xã hội loài người.
Mặc dù vậy những công nghệ này vẫn đem lại lợi ích rất lớn cho xã hội loài người tại thời điểm hiện tại. Và trong năm 2015, chắc chắn trí tuệ nhân tạo và lao động robot sẽ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đi cùng với đó là nhiều xu hướng công nghệ có thể làm thay đổi cả thế giới trong năm 2015.
1. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thế giới khoa học cuối năm 2014. Có những nhà khoa học cho rằng khi trí tuệ nhân tạo phát triển một cách hoàn thiện thì có thể là dấu chấm hết cho loài người, nhưng cũng có nhiều người ủng hộ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo vì những lợi ích to lớn mà nó đem lại.
Trong năm 2014, chúng ta đã thấy một chương trình máy tính có tên Eugene Groostman vượt qua bài kiểm tra Turing. Cho thấy nó có khả năng nói chuyện như một con người, thậm chí khiến người đối diện tưởng rằng họ đang nói chuyện với người thật.
Mặc dù vậy tương lai mà trí tuệ nhân tạo có khả năng đe dọa tới con người còn rất rất xa. Trước mắt trong năm tới, các dự án trí tuệ nhân tạo có thể làm thay đổi thế giới khoa học công nghệ chính là cuộc cách mạng xe không người lái, các ứng dụng trợ lý ảo. Đặc biệt nhất, công ty DeepMind đang phát triển một dự án tái tạo bộ não con người với các tế bào thần kinh bằng silicon và tín hiệu điện mã hóa.
Tùy thuộc vào cách thức sử dụng của con người mà trí tuệ nhân tạo có thể làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
2. Lưu trữ dữ liệu Big Data
Chúng ta đang tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ và chia sẻ chúng với tốc độ chóng mặt với mạng internet toàn cầu, do đó mà xu hướng Big data sẽ là vấn đề được quan tâm nhất trong năm 2015 tới. Theo thống kê của gã khổng lồ Google, chúng ta tạo ra khoảng 5 exabyte dữ liệu mỗi hai ngày trong năm 2010 (khoảng 5 tỷ GB, bằng dữ liệu của cả năm 2003). Đến năm 2014 thì con số đó đã tăng gần gấp đôi.
Có thể thấy nhu cầu lưu trữ dữ liệu là rất quan trọng, vì trong năm 2015 con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Các hãng công nghệ đang tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển công nghệ lưu trữ mới. Hãng IBM và Intel cũng đang nỗ lực chuyển hóa dữ liệu sang dữ liệu Big Data với các siêu máy tính cho khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Siêu máy tính Watson của IBM chính là một trong số đó.
3. Robot thay thế con người
Giáo sư Julie A. Shah, người đứng đầu khoa Robotics tại Trung tâm nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo của MIT cho biết “Trong năm 2015, chúng ta sẽ thấy các robot trong dây chuyền sản xuất giúp tăng sản lượng hàng hóa một cách ấn tượng như thế nào”. Bà cũng nhấn mạnh rằng xu hướng sử dụng robot thay thế người lao động trong cách nhà máy sản xuất sẽ phát triển và làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp thế giới.
Amazon là một trong những công ty đầu tiên ứng dụng robot tự động vào dây chuyền vận chuyển hàng hóa của mình. Họ có các cánh tay máy Robo-Stow tự động lấy các kiện hàng và sắp xếp chúng trên giá, cùng với robot Kiva với khả năng vận chuyển hàng hóa một cách tự động và chính xác đến điểm cần đến.
Bên cạnh các robot trong nhà máy, robot cá nhân cũng sẽ là xu hướng mới trong năm 2015. Các robot này sẽ là những người giúp việc hữu ích trong từng gia đình. Giáo sư Sangbae Kim cho biết “Trong năm 2015, sẽ có rất nhiều robot xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta”.
4. Công nghệ nano và vật liệu khoa học
Công nghệ nano là một lĩnh vực còn rất mới mẽ, chúng ta vẫn chưa khai thác hết các ứng dụng của công nghệ này. Một trong những lĩnh vực mà công nghệ nano có thể tạo đột phá trong năm 2015 chính là y học. Các bác sĩ đã tiến hành thử nghiệm việc sử dụng các hạt nano để đưa thuốc vào trong người bệnh, đến đúng các bộ phận cần điều trị giúp tăng hiệu quả chữa bệnh, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.
Trong năm 2015, công nghệ này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người trước khi xin giấy phép của FDA. Khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, phương pháp này sẽ giúp chữa trị nhiều căn bệnh nan y trước đây, đặc biệt là các loại ung thư.
Một ứng dụng đột phá khác của công nghệ nano là vật liệu. Với các ống nano siêu nhỏ, các nhà khoa học có thể tạo ra các loại vật liệu siêu bền với trọng lượng siêu nhẹ, những bề mặt không thấm nước hay thậm chí có thể tự làm sạch. Các vật liệu thông minh này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, tuy nhiên sang năm 2015 sẽ có rất nhiều dự án như vậy được đưa vào thương mại.
5. Pin và công nghệ sạc không dây
Trong khi các hãng sản xuất chạy đua sức mạnh phần cứng thì dung lượng sử dụng pin vẫn đang bị giới hạn, khiến cho sức mạnh tổng thế của các thiết bị di động chưa thể so sánh với máy tính để bàn hay console chơi game truyền thống. Chỉ khi nào dung lượng pin được cải thiện thì lúc đó các thiết bị di động mới có thể thay thế hoàn toàn các thiết bị công nghệ khác.
Trong năm 2015, những nghiên cứu hóa học mới có thể dẫn đến đột phá trong công nghệ pin. Đầu năm nay, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ báo cáo rằng, các nhà khoa học của Viện đã phát triển thành công pin công nghệ mới rẻ hơn, ổn định hơn, mạnh hơn và nhiều năng lượng hơn.
Công nghệ sạc không dây cũng hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá mới trong năm 2015. Khi mà công nghệ này đã xuất hiện từ rất sớm nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả và sự tiện lợi chơ người sử dụng. Intel là một trong những công ty đang nghiên cứu công nghệ sạc không dây dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ. Và trong năm 2015 chúng ta sẽ thấy những thiết bị di động có dung lượng pin lớn hơn cũng như việc sạc pin trở nên thuận tiện hơn với công nghệ sạc không dây.
Tham khảo: mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?