5 điều chúng ta cứ mãi phàn nàn ở tuổi 20, trưởng thành rồi mới biết đó là những thứ siêu tuyệt vời
Những năm tháng của tuổi 20 là để học làm người, để vững vàng mà chiến đấu cho những điều tốt đẹp bạn mong muốn trong tương lai.
1. Ở tuổi 20 - bạn bắt đầu tự chi trả cho chính bản thân mình
Những năm tháng của tuổi 20 bắt đầu từ việc bạn ra trường, kiếm tiền và tự nuôi sống bản thân mình. Để duy trì cuộc sống nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.
Tiền ăn, tiền chơi, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... Hầu hết chúng ta được bố mẹ "bao đãi trọn gói", sống một cách "miễn phí" trong gần hai thập kỷ đầu đời. Giờ đây thì sao? Từng con số trong tài khoản ngân hàng "nhảy múa" và biến mất trước khi bạn kịp nhìn thấy chúng.
Sốc không? Có chứ, trừ khi bạn có một tuổi thơ đầy sóng gió và biết tự lập từ sớm, còn không những người trẻ ở tuổi 20 đều có những khủng hoảng về tiền bạc.
Tuy nhiên, chẳng mấy ai nói với bạn rằng: chúng ta đem sự êm ấm, bao bọc trong vòng tay của gia đình để đổi lấy sự tự chủ. Nếu bạn suy nghĩ theo hướng đó, khủng hoảng về tiền bạc chính là cú hích giúp bạn vươn lên và cố gắng kiếm tiền, chẳng có gì phải căng thẳng hết.
2. Ở tuổi 20 - bạn phải bắt đầu từ những công việc nghe đã thấy chán
Hãy thú thật với nhau, ở tuổi 20 chẳng ai mang ước mơ bé nhỏ! Gần như ai cũng nghĩ về một cuộc sống tươi đẹp, được làm thứ mình thích, kiếm được nhiều tiền vân vân và mây mây...
Thế nhưng, cuộc sống hiện thực lại phũ phàng, không phải ai cũng có cuộc sống màu hồng sau Đại học, phải làm những công việc chân tay vất vả hoặc chẳng được người đời coi trọng, đơn giản vì bạn chưa có kinh nghiệm gì hết.
Người tốt nghiệp bằng giỏi vẫn phải đi phục vụ bàn, chạy Uber, Grab, làm nhân viên thị trường tối ngày long dong ngoài đường mời chào khách, bị ăn chửi tơi bời rồi trở về với khuôn mặt lấm lem bụi đường.
Tuổi 20 và những công việc mà chúng ta coi là tồi tệ, vất vả, thu nhập bèo bọt.
Có lãng phí thời gian không? Không hề, bạn có nhớ câu chuyện về một cậu bé tới rạp xiếc và muốn học ảo thuật không? Việc đầu tiên mà cậu ta phải làm là đi quét dọn phân ngựa. Cuộc đời vẫn vậy, muốn lên cao phải leo từng bậc, nhảy cóc chỉ dễ ngã đau thôi.
Trước khi có được cuộc sống và công việc bạn mong muốn, hãy suy nghĩ thực tế một chút. Đừng quá để ý đến những tấm gương làm giàu ở tuổi 20, đó là con số rất rất nhỏ nhoi trong xã hội này.
Những năm tháng của tuổi 20 là để học làm người, có vững vàng đã rồi những thứ tốt đẹp sẽ đến với bạn.
3. Ở tuổi 20 - chuyện tình cảm làm chúng ta đau đầu!
Những năm đầu tuổi 20, tình cảm mãnh liệt nhất và cũng sâu sắc nhất. Hẹn hò, tán tỉnh cô gái trong mộng thất bại hoặc có chăng yêu nhau nhưng mỗi người một thế giới, lại tranh cãi suốt ngày.
Khi bạn 20, bạn thích sự náo nhiệt, bạn chỉ muốn tìm được một đối tượng khiến cho bạn cảm thấy thú vị và hấp dẫn. Với bạn, gặp được một người như vậy có khi còn quan trọng hơn là tìm ra đối tượng phù hợp.
Để tới khi 30 tuổi, có thể bạn sẽ bật cười khi nghĩ về con người ngô nghê ngày đó. Lúc này, tìm một người cùng chung chí hướng, có thể hiểu và thông cảm cho nhau mới là tiêu chí quan trọng nhất.
Không có những "đau đầu" của tuổi 20, bạn sẽ trưởng thành về mặt tình cảm thế nào được ở tuổi 30?
4. Ở tuổi 20 - bạn bè rơi rụng dần
Hãy lấy bức ảnh tốt nghiệp cấp ba hoặc Đại học ra, ngẫm xem tới giờ bạn còn qua lại với bao nhiêu người?
Có một sự thật mà ai cũng phải chấp nhận: càng trưởng thành, càng ít bạn.
Đây là một điều hiển nhiên nhưng nó cũng là lý do lớn nhất gây ra cái chết của một tình bạn vào những năm 20 của cuộc đời. Ở độ tuổi này, bạn biết không, bạn thực sự chưa biết rõ về chính bản thân mình. Bạn mù mờ vào việc mình là ai, mình muốn trở thành người như thế nào và bạn cứ vô thức hướng về những người khiến bạn thấy có ý nghĩa nhất vào lúc đó. Sau một thời gian, bạn nắm được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn vào bản thân mình và xác định được những người mình muốn ở bên. Vì lẽ đó, bạn bắt đầu cựa mình thay đổi. Bạn loại bỏ những người không còn phù hợp với mình.
Đây có lẽ là lý do khó khăn nhất khi nói về việc kết thúc một tình bạn bởi thực sự… nó chẳng phải là lỗi của ai cả. Bạn và những người bạn đó đơn thuần chỉ là lớn lên và trở thành những người khác.
Đúng, điều này không có gì xấu, những ai còn bên cạnh chính là những người phù hợp cho cuộc sống hiện tại của bạn, "chất lượng luôn tốt hơn số lượng".
5. Ở tuổi 20 - hy vọng nhiều, thất vọng lại càng nhiều
Cuộc sống không tồn tại màu hồng, mà chỉ có trắng đen và xám. Hy vọng càng nhiều, thất vọng càng nhiều hơn. Hoặc nếu đạt được điều mình hi vọng thì niềm vui bị giảm đi rất nhiều lần vì đã "đoán trước được".
Hy vọng là cách nói bóng bẩy của "đoán mò", "50/50", "mê tín" và thiếu thực tế. Những người có suy nghĩ chín chắn và thực tiễn sẽ chỉ quan tâm đến kết quả, với ít hi vọng nhất có thể để tránh bị mất tinh thần và tiếp tục tiến lên sau mỗi lần thất bại.
Khi đối mặt với thất bại thì những lời hứa hão, sự hi vọng sẽ như cái cùm sắt, biến chính mình thành thằng thất hứa trong việc sống k tới với hy vọng mà mình gieo vào người khác. Và đương nhiên sẽ làm chính mình chùn chân đi một ít sau mỗi lần thất bại và kết quả là mất tinh thần, mất niềm tin vào chính những lựa chọn của mình (chịu quá nhiều thất vọng bởi chính hành động của mình.)
Thế nên, những nỗi thất vọng tràn trề của tuổi 20 là một trong những yếu tố giúp chúng ta trưởng thành.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"