Từ những khu rừng nhiệt đới ẩm ướt cho đến độ sâu bí ẩn của đại dương, những sinh vật khổng lồ này có thể là những loài mà bạn không thể ngờ tới.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu internet ngừng hoạt động trên toàn thế giới?
- Tại sao ở hầu hết các loài động vật có vú, con đực lớn hơn con cái, nhưng ở côn trùng thì ngược lại?
- Những điều bình thường 100 năm trước nhưng lại trở nên lạ lùng ở hiện tại
- Vì sao biển Sargasso được các nhà khoa học gọi là biển nghĩa địa?
- Gấu trúc khổng lồ có vẻ ngoài rất dễ thương, tại sao người xưa không thuần hóa làm thú cưng?
1. Ốc sên khổng lồ châu Phi
Ốc sên khổng lồ Ghana, đôi khi còn được gọi là ốc sên khổng lồ, là một loài nhuyễn thể lớn, phàm ăn, đôi khi có chiều dài hơn 30 cm.
Có nguồn gốc từ Đông Phi, loài chân bụng này không phải là loài ăn chậm thông thường. Đây là loài ốc sên lớn nhất trên Trái Đất.
Kích thước của nó rất ấn tượng và sự thèm ăn của nó cũng vậy. Những con ốc sên này không kén ăn, chúng sẽ ngấu nghiến hầu hết mọi thứ mà chúng bắt gặp. Thực đơn của chúng bao gồm hơn 500 loại thực vật, những con ốc sên này có khả năng biến cảnh quan tươi tốt thành vùng đất cằn cỗi với tốc độ đáng kinh ngạc. Vì chúng ăn rất nhiều và đẻ nhiều con nên chúng được coi là một trong những loài xâm lấn nhất trên thế giới.
2. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc
Kỳ nhông khổng lồ Andrias davidianus là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới. Loài lưỡng cư này nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông Trung Quốc, loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60 kg. Điều này khiến nó trở thành loài lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh.
Trong lịch sử, kỳ nhông khổng lồ luôn được cho là một loài duy nhất, nhưng nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được chúng thành 3 loài riêng biệt từ miền Nam, miền Trung và miền Đông Trung Quốc.
Một trong những loài mới được đặt tên, Andrias sligoi, hay kỳ nhông khổng lồ Nam Trung Quốc, được cho là loài lớn nhất trong 3 loài, đạt chiều dài gần 2 mét.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, không giống như nhiều loài lưỡng cư khác, chúng có tuổi thọ cao, một số còn có thể sống lâu hơn người bình thường.
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoang dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống của chúng. Trong khi kỳ nhông hoang dã tự bảo vệ mình, nơi chúng có thể bị ốm và chết, đồng thời đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn, thì kỳ nhông nuôi nhốt được hưởng lợi từ việc chăm sóc y tế và bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.
3. Dơi ăn quả khổng lồ
Dơi ăn quả khổng lồ thường sinh sống theo bầy đàn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài dơi ăn quả đều có kích thước khổng lồ: loài nhỏ nhất chỉ dài 6 cm. Tuy nhiên, loài lớn nhất, dơi ăn quả khổng lồ (đôi khi chúng được gọi là cáo bay) lại khác, chúng có chiều dài cẳng tay dài nhất trong số các loài, kích thước lên tới 21,5cm. Sải cánh của chúng cũng có độ dài ấn tượng từ 1,5m đến 1,7m, đủ để bao phủ một con người có kích thước trung bình.
Giống như tất cả các loài dơi, loài dơi khổng lồ này sống trên cây với móng vuốt sắc nhọn và ngủ trong tư thế treo ngược. Chúng có thị lực tốt và sử dụng thị lực để bay cũng như tìm kiếm thức ăn. Loài dơi này giờ chỉ có thể thấy ở khu rừng Maitum, miền Nam Philippines.
Người ta cho rằng những con dơi này khá đáng sợ nhưng thực chất, chúng lại hoàn toàn vô hại. Loài dơi này chủ yếu ăn trái cây, lá cây và nguồn thực phẩm chính của chúng là quả sung. Chúng có thể bay tới 40km mỗi đêm để tìm kiếm thức ăn. Những con dơi này dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ vì chúng cũng sống về đêm như những loài dơi khác.
Loài dơi ăn quả khổng lồ hiện đang được bảo vệ bởi công ước quốc tế và nằm trong danh sách các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, ngay cả khi loài dơi này được luật pháp quốc tế bảo vệ, nạn săn bắn, buôn bán chúng vẫn diễn ra. Từ năm 1986 đến năm 2016, số lượng của chúng đã giảm hơn 50%.
4. Cá đuối nước ngọt khổng lồ
Không phải tất cả cá đuối gai độc sống trong đại dương - trên thực tế, những con lớn nhất lại sống ở sông Mekong.
Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay cá đuối sông Mekong là một loài cá đuối nước ngọt trong họ Dasyatidae thuộc bộ Myliobatiformes phân bố tại vùng bán đảo Đông Dương và đảo Borneo của Indonesia.
Với chiều rộng hơn 2,2 mét, những con vật khổng lồ dưới nước này là một trong những loài cá lớn nhất thế giới. Nhưng mặc dù có kích thước khổng lồ, nhưng với chúng ta, loài vật này vẫn là những sinh vật khó nắm bắt. Cơ thể phẳng lì của chúng cho phép chúng chôn mình dưới lòng sông và biến mất khỏi tầm mắt. Tệ hơn nữa, cá đuối nước ngọt khổng lồ đang bị đe dọa do đánh bắt quá mức và suy thoái môi trường sống do phá rừng, phát triển đất và xây đập. Cá đuối nước ngọt khổng lồ thường nặng 500 đến 600 kg.
5. Sứa Nomura
Khi nhắc tới sứa, nhiều người sẽ nghĩ rằng chúng là những sinh vật nhỏ bé đáng yêu với dáng vẻ trong suốt như pha lê. Tuy nhiên trên thực tế, đại dương bao la ngoài kia tồn tại rất nhiều loài sứa lớn. Và loài sứa khổng lồ dưới đây cũng là một trong số đó.
Đường kính của những con sứa Nomura có thể dài hơn chiều cao trung bình của một người đàn ông. Khi trưởng thành, chúng đạt chiều dài đường kính khoảng 2m, cân nặng hơn 220kg. Sứa Nomura sinh sống chủ yếu tại vùng nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản (trung tâm Hoàng Hải và khu vực biển Trung Quốc).
Trước kia, loại sinh vật này chủ yếu sống tại những vùng biển sâu, tuy nhiên do môi trường sinh thái biển bị tàn phá, lại thêm sự nóng lên toàn cầu trong những năm gần đây đã khiến cho tập tính của chúng bị thay đổi.
Điểm đáng nói nằm ở chỗ, loài sứa Nomura không chỉ có kích thước to lớn mà còn sở hữu độc tính cao. Nếu vô tình bị chạm phải, những vết đốt du chúng gây ra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Từ năm 2005 đến nay, chúng là tai họa đối với ngành công nghiệp đánh bắt cá trong các khu vực biển ở Nhật. Chúng gây ra các cuộc tấn công không chủ ý vào các tàu thuyền đánh bắt cá, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cân bằng thức ăn trong biển.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI