5 năm trước Bill Gates từng cảnh báo về một đại dịch do virus lây nhiễm tốc độ cao, có thể giết chết 10 triệu người, nguy hiểm hơn cả chiến tranh hạt nhân
Theo Bill Gates, nếu có cái gì sẽ tước đi sinh mạng của hơn 10 triệu người trong vài thập kỷ tới, nhiều khả năng đó sẽ là một virus lây nhiễm tốc độ cao chứ không phải là chiến tranh
5 năm trước, trong một bài nói chuyện trên TedTalk, Bill Gates từng đưa ra cảnh báo về một đại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ giết chết "hàng triệu triệu người".
Điều đáng nói là, Bill Gates không chỉ đưa ra dự báo về một thảm hoạ dịch bệnh toàn cầu mà ông còn có những chỉ dẫn chi tiết về cách phòng tránh và phương pháp ứng phó với thảm hoạ đó.
Dưới đây là chi tiết bài nói chuyện của ông.
"Thảm hoạ tiếp theo là một loại VIRUS"
Khi còn bé, thảm họa chúng tôi sợ nhất là chiến tranh hạt nhân. Thế nên chúng tôi cất một cái thùng dưới tầng hầm, bên trong đầy những lon, can nước và thức ăn. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, chúng tôi sẽ xuống tầng hầm, thu mình lại và ăn đồ tích trữ trong thùng.
Nhưng ngày nay thảm họa toàn cầu có nguy cơ xảy ra nhất không phải như vậy. Nó có thể là một loại virus. Nếu có cái gì sẽ tước đi sinh mạng của hơn 10 triệu người trong vài thập kỷ tới, nhiều khả năng đó sẽ là một virus lây nhiễm tốc độ cao chứ không phải là chiến tranh. Không phải tên lửa mà là một loại vi sinh vật.
Một phần nguyên nhân là do chúng ta đã đầu tư một số tiền lớn để ngăn ngừa hạt nhận nhưng lại đầu tư rất ít vào hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh, chúng ta chưa sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo.
Cứ nhìn đại dịch Ebola mà xem, có rất nhiều thách thức khó khăn. Tôi đã theo sát đại dịch này qua các công cụ phân tích tình huống, chúng tôi sử dụng để theo dõi tiến trình xóa sổ bệnh bại liệt.
Khi nhìn vào những gì đang diễn ra, vấn đề không phải là có một hệ thống làm việc chưa đủ hiệu quả, vấn đề là không có bất cứ hệ thống nào cả.
Thực tế có nhiều yếu tố quan trọng còn thiếu. Chúng ta không có sẵn đội ngũ nhà dịch tễ học đáng lẽ phải đến vùng dịch, tìm hiểu về căn bệnh, xem nó đã lây lan đến đâu. Chúng ta chỉ được đọc báo cáo ca bệnh trên giấy tờ. Phải mất rất lâu thông tin mới được công bố trực tuyến, và cực kỳ thiếu chính xác. Chúng ta không có một đội ngũ y khoa sẵn sàng, không có phương thức chuẩn bị nhân lực. Tổ chức bác sĩ không biên giới đã điều phối tình nguyện viên rất tốt. Nhưng dù thế, đáng lẽ ta phải hành động nhanh hơn nhiều nữa trong việc đưa hàng ngàn nhân viên tới những nước có dịch.
Hơn 10.000 người từng chết vì dịch Ebola.
Trong một đại dịch lớn, ta sẽ cần hàng trăm ngàn người hoạt động. Đợt dịch Ebola chẳng có ai xem xét phương án điều trị cả. Không có người nghiên cứu triệu chứng. Không có người tìm hiểu xem nên sử dụng công cụ nào. Ví dụ, đáng lẽ chúng ta có thể lấy máu người sống sót, xử lý mẫu, truyền huyết tương thành phẩm để bảo vệ cơ thể. Nhưng chẳng ai làm những việc đó cả.
Đó thực sự là sự thất bại mang tính toàn cầu. WHO được tài trợ để kiếm soát dịch bệnh chứ không làm những việc như tôi vừa nói.
Trong phim ảnh thì khác. Sẽ có một nhóm những nhà dịch tễ học đẹp trai lên đường, vào vùng dịch, cứu thế giới, nhưng cái đó chỉ có ở Hollywood thôi.
Dự phòng thất bại có thể khiến cho dịch bệnh sắp tới có sức hủy hoại mãnh liệt hơn cả Ebola. Hãy nhìn tình hình phát triển của dịch Ebola trong năm qua. Khoảng 10.000 người đã chết, hầu hết ở 3 nước Đông Phi.
Có 3 lý do tại sao nó không lan rộng nữa. Đầu tiên là có nhiều nhân viên y tế làm những công việc dũng cảm. Họ tìm kiếm người bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm. Thứ 2 là bản chất của virus. Virus ebola không lây nhiễm qua đường không khí. Và khi bị lây, hầu như những người nhiễm bệnh đều nằm liệt giường. Thứ 3, dịch bệnh không lây lan trong nhiều đô thị. Đó chỉ là may mắn mà thôi. Nếu dịch lây lan trong nhiều khu vực đô thị hơn, số lượng các ca nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều.
Lần tới chúng ta có thể sẽ không gặp may như vậy. Ta có thể gặp loại virus mà khi nhiễm bệnh, ta vẫn thấy mình đủ khỏe mạnh để đi máy bay hay ra chợ. Nguồn virus có thể là đại dịch tự nhiên như khuẩn Ebola. Hay có thể là khủng bố sinh học.
Vậy đấy, có những yếu tố khiến tình hình tồi tệ hơn cả ngàn lần. Hãy nhìn vào mô hình của một loại virus lây lan trong không khí, như dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nó sẽ xảy ra như thế này: Virus lan truyền khắp thế giới cực kỳ, cực kỳ nhanh. Bạn có thể thấy, hơn 30 triệu người đã chết do đại dịch đó. Vậy nên đây là một vấn đề nghiêm trọng.
30 triệu người chết do đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918.
Giải pháp là gì?
Chúng ta cần phải quan tâm. Trên thực tế, chúng ta có thể xây dựng hệ thống phản ứng chất lượng. Chúng ta hưởng lợi từ khoa học và công nghệ. Chúng ta có điện thoại di động, để thu thập thông tin từ cộng đồng và đưa thông tin tới họ. Chúng ta có bản đồ vệ tinh để xem mọi người đang ở đâu, đi đến chỗ nào. Chúng ta có nhiều tiến bộ về sinh học có thể thay đổi đáng kể thời gian quay vòng để nghiên cứu mầm bệnh và có thể chế tạo thuốc, vắc xin phù hợp với mầm bệnh đó. Chúng ta có công cụ nhưng những công cụ này cần được đặt vào hệ thống y tế toàn cầu.
Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Theo tôi, bài học tốt nhất về cách chuẩn bị một lần nữa, là những gì chúng ta làm vì chiến tranh. Chúng ta có những người lính chính quy sẵn sàng lên đường. Chúng ta có lực lượng quân dự bị, một nguồn nhân lực lớn. Nato có đơn vị lưu động có thể triển khai nhanh chóng. Nato tiến hành nhiều cuộc tập trện để kiểm tra liệu họ có được huẩn luyện tốt không. Liệu họ có hiểu về nhiên liệu và hậu cần và tần số radio giống nhau? Họ luôn sẵn sàng lên đường.
Đó là những việc chúng ta cần làm để đối phó với dịch bệnh. Nhưng yếu tốt cốt lõi là gì.
Thứ nhất, chúng ta cần có hệ thống y tế mạnh ở các nước nghèo. Ở đó các bà mẹ có thể sinh nở an toàn, trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ. Nhưng cũng nơi đó chúng ta sẽ chứng kiến sự bùng phát bệnh dịch rất sớm. Chúng ta cần những đội y tế dự phòng, gồm nhiều người đã được đào tạo và có nền tảng, họ có kỹ năng chuyên môn và sẵn sàng lên đường.
Tiếp đến chúng ta cần điều quân đội đi cùng đoàn y tế, tận dụng năng lực của quân đội để di chuyển nhanh, làm hậu cần, và bảo vệ các khu vực. Chúng ta cần dựng mô hình mô phỏng, tập huấn về vi sinh vật, không phải tập trận, để xem lỗ hổng ở đâu. Lần gần đây nhất tập huấn mô phỏng về vi sinh vật ở Mỹ là năm 2001 và tình hình không tốt lắm. Đến nay kết quả đang là: vi trùng: 1 – con người: 0.
Cuối cùng ta cần thực hiện nhiều nghiên cứu và phát triển tiên tiến trong lĩnh vực vắc xin và chuẩn đoán. Đã có nhiều đột phá lớn như virus liên hợp adeno có thể đem lại tác dụng rất nhanh chóng. Tôi không biết sẽ tốn bao nhiêu tiền của nhưng tôi chắc chắn đó là một con số rất khiêm tốn so với những thiệt hại tiềm tang.
Ngân hàng thế giới ước tính nếu chúng ta gặp dịch cúm toàn cầu, tài sản toàn thế giới sẽ giảm hơn 3 nghìn tỷ USD và hàng triệu triệu người sẽ chết. Những sự đầu tư này mang lại lợi ích lớn lao, vượt xa việc chuẩn bị đương đầu với một bệnh dịch.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu, nghiên cứu phát triển, những hoạt động này sẽ làm giảm bất bình đẳng y tế toàn cầu và khiến thế giới công bằng cũng như an toàn hơn. Vì thế tôi cho rằng điều này hoàn toàn cần phải được ưu tiên. Không cần hoảng sợ. Chúng ta không cần tích trữ đồ hộp hay trốn xuống tầng hầm.
Nhưng cần bắt tay hành động ngay vì thời gian không chờ đợi chúng ta. Thực ra nếu có điều tốt lành duy nhất từ đại dịch Ebola, có thể xem đó như lời cảnh báo sớm, tiếng gọi cảnh tỉnh, nhắc ta hãy sẵn sàng. Nếu hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể sẵn sàng cho đại dịch sắp tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"