5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter

    Phong Nguyễn,  

    Có rất nhiều chi tiết tạo nên thế giới phù thủy của Harry, nhưng những điều kỳ quặc trong việc giáo dục và bảo vệ trẻ em ở Hogwarts luôn là điều khiến người ta tò mò và khó hiểu nhất.

    Có rất nhiều chi tiết tạo nên thế giới phù thủy của Harry, nhưng những điều kỳ quặc trong việc giáo dục và bảo vệ trẻ em ở Hogwarts luôn là điều khiến người ta tò mò và khó hiểu nhất.

    Trước khi bắt đầu, xin nhắc lại đây chỉ là một số thắc mắc về mảng giáo dục trong Harry Potter, không phải là toàn bộ. Khó có thể áp dụng ... lẽ thường vào một bộ truyện về phép thuật. Mỗi người sẽ có một mức độ cảm nhận khác nhau, tuy nhiên những điều làm người viết băn khoăn nhất, bao gồm như:

    5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter - Ảnh 1.

    Từ 1 đến 10 tuổi thì các phù thủy nhí làm gì nhỉ?

    Trẻ em làm gì trước khi vào lớp 1 ở trường pháp thuật?

    Harry nhận được bức thư từ Hogwarts vào sinh nhật lần thứ 11, nhưng trước đó tụi nhỏ làm gì? Trên chuyến tàu đầu tiên từ sân ga 9 ¾, chúng ta thấy nhà Weasley lên tàu, để lại thành viên nhỏ nhất - Ginny, cùng bố mẹ phía sau. Ginny sẽ đi học trong năm sau, nhưng cô bé làm gì suốt thời gian này trong khi toàn bộ các người anh của cô bé đều đang đi học?

    Theo Wikia Harry Potter, hầu hết trẻ em học tại nhà hoặc đi học bình thường cho đến khi chúng đủ tuổi vào Hogwarts. Có vẻ Rowling đồng ý quan điểm này, nhưng chúng ta không tìm thấy bất kỳ bằng chứng hay bài phỏng vấn liên quan nào. Lời giải thích hợp lý nhất: lũ trẻ đều nhận được giáo dục ngang nhau trước khi bắt đầu vào Hogwarts.

    Lại phát sinh ra nhiều câu hỏi hơn. Chương trình homeschool (học tại nhà) như thế nào để trẻ em toàn nước Anh học được ngang nhau? Như việc trình độ các vị phụ huynh phù thủy rất khác nhau. Hay họ gởi con đến trường muggle bình thường, nhưng làm sao các bé giấu được lai lịch phù thủy? Ngay đến Harry, người không biết về dòng máu của mình, cũng đã vô ý thi triển phép thuật trong nhiều dịp. Dù những gì một đứa bé 11 tuổi nói có thể bị xem là chuyện tưởng tượng của trẻ con và bị bỏ qua, nhưng Rowling không thể bỏ qua chi tiết này.

    Chưa kể, nói đến giáo dục, còn có một vấn đề khác. Đó là:

    5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter - Ảnh 2.

    Ron và Harry có phải học Toán không?

    Các phù thủy nhí có học toán không?

    Giả định có môn toán cơ bản do nhân vật phải thực hiện một số pha chế hóa học trong truyện. Nhưng ngoài cộng trừ nhân chia thì sao? Hình như không, không một ai phải trải qua đau khổ của hình học, lượng giác hay giải tích. Môn duy nhất gần với toán là lớp Số học huyền bí, chuyên dự đoán tương lai bằng các con số, nhưng là môn tự chọn của Hermione. Nó cũng không quan trọng, và chúng ta cũng không biết tên vị giáo sư dạy môn này là gì.

    Lời giải thích tốt nhất là các phù thủy đã được dạy trước toán cơ bản, ở nhà hoặc trường, cùng các kỹ năng khác như đọc viết. Nhưng bởi không ai dùng toán sau 11 tuổi nên việc này là không cần thiết chăng? Có lẽ các pháp sư đều biết hết toàn bộ kiến thức toán cơ bản theo cách thế giới pháp thuật cần, nên không ai phải học thêm nhiều.

    5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter - Ảnh 3.

    Có bao nhiêu pháp sư và phù thủy toàn thế giới nhỉ?

    Có bao nhiêu phù thủy trên toàn thế giới?

    Cuộc chiến do Voldermort gây ra có thể giải thích về quy mô lớp học tí hon của Harry (trong thời chiến thì tỉ lệ trẻ sơ sinh thấp hơn), nhưng thực sự thì thế giới phù thủy vẫn quá nhỏ bé. Ở những tập chính, chúng ta biết về ba ngôi trường – Hogwarts, Durmstrang và Beauxbatons – trong tổng cộng 11 trường “lâu đời” được đăng ký với Liên đoàn Pháp thuật quốc tế. Còn những trường nhỏ hơn thì không được tính, chắc tại không ai biết làm toán thống kê.

    Nếu có khoảng 1000 học sinh cho 7 niên khóa ở Hogwarts, thì điều đó có nghĩa là dân số phù thủy trong toàn Vương quốc Anh là rất ít, có thể ít hơn 1% so với dân số thực.

    Tại Hoa Kỳ, nơi chỉ có mỗi trường Ilvermony, phải đủ sức chứa tất cả phù thủy sinh viên từ Mỹ và Canada. Và trường ma thuật Mahoutokoro ở Nhật? Toàn bộ phù thủy nhí châu Á đi học phải đến đó? Các học sinh sẽ giao tiếp nhau bằng tiếng gì và khác biệt văn hóa giữa các quốc gia châu Á thì Rowling xử lý sao? Cho đến những tập cuối của Harry Potter, những chi tiết này vẫn không được bổ sung thêm.

    Các bức chân dung sống hay không sống?

    Đây quả là một câu hỏi khó, nhưng làm thế nào để “dạy” tính cách cho các bức chân dung gắn liền với tính cách người thật? Một bức chân dung của cụ Dumbledore có phải là linh hồn cụ không sau khi chết? Dù Rowling đã mở rộng chủ đề trong những cuốn sau này, nó chỉ gây ra nhiều thắc mắc hơn.

    Trong Harry Potter và đứa bé bị nguyền rủa, chúng ta hiểu rõ hơn cách chân dung cụ Dumbledore cảm nhận và suy nghĩ, có vẻ như một tồn tại riêng biệt.

    Dumbledore: “À thực sự, quan điểm của ta có ý nghĩa gì cơ chứ? Ta chỉ là hiện diện của một bức tranh và ký ức, Harry, tranh và ký ức! Và ta chưa bao giờ có con trai!

    Dumbledore: “Những người ta yêu không bao giờ thực sự rời bỏ chúng ta, Harry. Có những thứ mà cái chết không thể chạm vào. Tranh… ký ức… và tình yêu.”

    5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter - Ảnh 4.

    Theo nguồn Pottermore, các bức chân dung là bản sao của một người, mức độ tương tác của nó có thể thay đổi. Rowling nói rằng các hiệu trưởng sẽ mất cả đời để dạy chân dung họ cách cư xử. Nên tranh không “sống” như người theo cùng một cách, nhưng mức độ tư duy của nó cỡ chừng nào? Nhân vật trong các bức chân dung có thể nhảy từ khung hình này sang khung hình kia, nói chuyện, hù dọa học sinh nếu muốn. Vậy dựa vào đâu nói rằng chân dung không sống? Nếu nó thực sự sống, các họa sĩ phù thủy có quyền năng tạo ra sự sống không? Chân dung có tự nhận thức được nó đang tồn tại không?

    Lý thuyết của tôi: họ là những thực thể riêng biệt với người được vẽ chân dung. Vậy nên cụ Dumbledore không hoàn toàn là bất tử, tuy nhiên ở tình huống này, dường như chẳng có ai đặt ra những câu hỏi đạo đức đằng sau việc sao chép chân dung người đã khuất trong Phòng truyền thống?

    Chắc có lẽ tôi nghĩ nhiều quá rồi…

    5 nghịch lý khó giải về công nghệ giáo dục ở ngôi trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter - Ảnh 5.

    Cây Liễu roi hung hãn trong Harry Potter

    Tại sao Hogwarts lại kém an toàn như vậy? Ai chịu trách nhiệm cho việc này?

    Dumbledore là một hiệu trưởng tồi. Cụ chỉ thừa kế ngôi trường từ tiền nhiệm và không có chút kỹ năng quản trị cũng như năng lực lãnh đạo hay điều hành. Bất cứ thứ gì, những con quái hoặc đồ vật ma thuật mà Harry cùng bạn bè tìm thấy đều nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng trẻ em. Tại sao ở giữa công viên trường có một cái cây thích đánh người? Tại sao ga xe lửa Hogwarts có một nhân viên phù thủy thích đánh học sinh?

    Phần tệ nhất là các quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ không được coi trọng. Trong tập 1, Dumbledore bảo bọn trẻ không được vào Rừng cấm, nhưng chúng ta thấy các anh hùng nhí ra vào đó nhiều lần, đôi khi vượt qua sự giám sát của các giám thị. Nếu họ muốn đảm bảo an nguy cho lũ trẻ thì phải có rào chắn hoặc bùa phép chặn lũ nhóc chứ? Còn cuộc chiến diễn ra ngay trong lâu đài phù thủy? Trước trận tử chiến ở Hogwarts tập 7, nhiều bậc cha mẹ đã từ chối không cho con đi học năm đó, nhưng những năm trước thì sao? Đáng lẽ họ phải gởi con mình đến trường khác từ lâu rồi mới phải.

    Về cơ bản, lũ trẻ luôn trong mối nguy hiểm thường trực.

    Vẫn còn rất nhiều thắc mắc khác từ người hâm mộ, tại sao Harry hay bất cứ ai khác không dùng chiếc đồng hồ vượt thời gian của Hermione quay lại từ đầu để diệt trùm cuối cho nhanh? Hay tại sao phù thủy “không tốt” dường như đều từ nhà Slytherin ra? Sao Fred và George dùng bản đồ đạo tặc mà không phát hiện ra Pettigrew sau bao nhiêu năm?

    Chà, đến đây tôi cũng không biết nữa. Có lẽ đơn giản Rowling cần tất cả những chi tiết thiếu hoàn hảo đó để phục vụ câu chuyện. Có thể nhờ vậy mà Harry Potter đã có một kết thúc ý nghĩa hơn chăng?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày