5 startup xã hội có mơ ước thay đổi cả thế giới từ những việc làm nhỏ nhặt

    PV,  

    Đây là 5 công ty đang tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng về một thế giới xanh sạch đẹp.

    1, Walk[Your City]- Sáng tạo nên những thành phố "đi bộ"

    Walk [Your City], đúng như tên gọi của nó, muốn mọi người giới thiệu về việc đi bộ trong thành phố của họ.

    Đây chính là đứa con tinh thần của Matt Tomasulo- một nhà thiết kế đô thị và nhà hoạt động xã hội.

    Tomasulo cho rằng: "Chúng ta thường nghĩ rằng điểm đến là quá xa trong khi thực tế hoàn toàn có thể đi bộ để đến được đó".

    Sau thành công của chiến dịch Kickstarter, Tomasulo đã bắt tay vào kinh doanh từ tháng 11 năm 2013. Công việc của anh là bán các biển báo theo yêu cầu với những thông tin đại loại như "Mất 12 phút để đi bộ đến khu trung tâm" hay "Mất 5 phút để đi bộ đến thư viện". Bất cứ ai cũng có thể đặt mua trực tuyến những biển báo này, Walk [Your City] sẽ làm ra chúng và chuyển đến cho họ với giá từ 20USD tới 60USD, tùy thuộc vào chất liệu của lọai biển báo họ đặt.

    Hơn 5000 biển báo đã được làm ra và lắp đặt tại các thành phố như Santa FE (New Mexico), Grand Rapids(Michigan), hay bờ biển Đại Tây Dương (Bắc Carolina).

    2, Organic Transit- Tạo nên những chiếc xe điện thân thiện với môi trường

    Chiếc "ELF"- ước mơ của Rob Cotter đã trở thành sự thật. Sản phẩm đầu tay của Cotter là chiếc xe đạp điện 3 bánh có dáng dấp như một chiếc xe hơi với khối lượng chỉ cỡ 70kg, có tên là ELF.

    Công ty khởi nghiệp Organic Transit của Cotter tung sản phẩm này ra thị trường vào năm 2012. Những chiếc xe đạp này có giá chỉ từ 5,500 USD đến 10,000 USD, được sản xuất ở Durham (Bắc Carolina) và có hình dạng gần giống như một quả trứng giúp bảo vệ người lái khỏi thời tiết xấu.

    Nó có thể đi được 20 dặm 1 giờ khi chỉ sử dụng năng lượng điện (pin sạc có thể cắm vào bất kì ổ nào trên tường), còn khi dùng chân đạp thì chiếc xe có thể đi được 30 dặm 1 giờ. Organic Transit đã bán được hơn 450 chiếc ELF. Hầu hết các cá nhân sử dụng nó như một phương tiện đi lại hằng ngày hoặc để tập thể dục.

    Mục tiêu tiếp theo của ông là mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng cá nhân. Công ty khởi nghiệp này cũng đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo nên dòng xe hạng nặng hơn, có khả năng chở được tới 3 hành khách.

    3, BioMason- Tạo nên những viên gạch từ vi khuẩn

    Bà Dosier nguyên là kiến trúc sư đã nghỉ hưu, luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến những vật liệu xây dựng có tính lâu bền. Giữa năm 2005 và 2007, trong khi giảng dạy tại Đại học Bắc Carolina, bà đã phát hiện ra một loại vi khuẩn có thể biến thành xi măng khi trộn với cát, chất dinh dưỡng và canxi.

    Theo cách truyền thống thì những viên gạch được tạo ra bằng cách nung đất sét trong lửa, nhưng cách này không hề thân thiện với môi trường. "Có hơn một tỷ viên gạch làm theo cách này trên toàn cầu mỗi năm. Cách này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thải ra một lượng lớn CO2" bà cho biết.

    Bà Dosier thành lập BioMason tại Raleigh (Bắc Carolina) vào năm 2012. Kể từ đó, bà đã quyên góp gần 1 triệu USD cho việc trợ cấp và gây quĩ. Công ty khởi nghiệp của bà bắt đầu đi vào hoạt động với sáu nhân viên và đang làm việc với những khách hàng đầu tiên- đó là một công ty ở bang California, họ đang muốn sử dụng loại gạch này để lát sân.

    4, Good Garbage- Tái chế phế liệu thành nguồn cung cho ngành mĩ thuật

    Lynn Quire trước đây là 1 thợ may. Năm 2013, cô từ bỏ công việc chính của mình để bắt tay vào một việc làm phi lợi nhuận đó là thu lượm phế liệu, thứ mà cô hay gọi là "nguyên liệu có thể tái sử dụng".

    Quire chia sẻ: "Tôi đã nói chuyện với nhiều giáo viên và biết được rằng nhu cầu về nguyên vật liệu cho các dự án thủ công và mĩ nghệ của họ là rất lớn". Cô ấy đã quyên góp những nguyên liệu đó cho các trường học ở địa phương và các trung tâm cộng đồng.

    Vào tháng 11 năm 2013, cô ấy đã mở ra một nhà kho và chỉ trong vòng 6 tháng, hàng tồn kho của cô đã lên tới 3,000 bảng Anh (với nhiều vật phẩm khác nhau như giấy gói cũ, hay các cuốn lịch đã qua sử dụng, cả những phụ tùng công nghiệp không còn dùng đến).

    Quire đang quản lí việc hoạt động cùng chồng và những tình nguyện viên khác, cô cho biết: "Năm ngoái chúng tôi đã thu được 9,000 bảng Anh từ việc tái chế những phế liệu này, chúng được phát miễn phí cho các giáo viên và với những người khác chúng tôi chỉ thu một khoản phí không đáng kể."

    5, Scott Bolin- Tái sử dụng nước thải

    Cái tên Tethis bắt nguồn trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là "nữ thần nước ngọt". Cái tên đó nằm trong sứ mệnh thực hiện việc tái sử dụng nước thải công nghiệp. Công ty đã phát triển một loại nguyên liệu phân hủy sinh học dạng bọt giúp kết tủa các chất thải ô nhiễm, khiến cho việc loại bỏ những chất này khỏi nước trở nên dễ dàng hơn.

    Theo như lời của Scott Bolin thì thông thường, nước thải công nghiệp có chứa chất phóng xạ, asen, muối và khoáng chất. Chúng thường được đổ xuống các giếng để phân hủy.

    Bolin đồng sáng lập Tethis trong tháng 9 năm 2012 với hai thành viên khác, và họ đã quyên góp gần 2 triệu USD vào công việc gây quĩ.

    Công ty của anh đang trong quá trình ký kết với những khách hàng đầu tiên. Anh cũng chia sẻ: "Chúng tôi đang bắt đầu đi từng bước một. Một khi đã mở rộng quy mô, chúng tôi thực sự muốn được làm việc với các thành phố để giúp làm sạch nguồn nước ở những nơi đó".

    Theo CafeF / Trí thức trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ