Hãy cùng điểm lại 5 vụ tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử gây thiệt hại hàng chục triệu USD.
Mới đây, đợt tấn công mạng WannaCry đang dần trở thành cuộc tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử khi đã lây lan cho 200.000 tổ chức hay cá nhân ở 150 nước. Con số này có thể sẽ còn tăng lên khi ngày càng nhiều công ty phát hiện nhiễm virus này trong tuần đi làm hiện nay.
2009: Google Trung Quốc
Vào nửa cuối năm 2009, hãng Google tại Trung Quốc đã dính hàng loạt vụ tấn công mạng mang tên Chiến dịch Aurora (Operation Aurora). Không riêng gì Google, khoảng 30 tập đoàn lớn nữa cũng bị loại mã độc này ảnh hưởng .
Phía Google cho biết các mã độc này đã không đạt được mục tiêu khi chỉ lấy được 2 tài khoản truy cập của Google.
Bởi mã độc này lây lan chủ yếu qua trình duyệt web Internet Explorer nên hàng loạt các nước như Đức, Pháp, Autralia đã khuyến cáo người dùng nên chuyển sang các trình duyệt khác.
Sau khi truy xét, Google cho biết họ tìm đến 2 trường học có hợp tác với hãng tìm kiếm đối thủ ở Trung Quốc lúc đó là Baidu. Tuy nhiên vụ việc đã chìm xuống sau đó.
Kể từ cuộc tấn công trên, Google đã phải xem xét lại toàn bộ hệ thống hoạt động ở Trung Quốc và chuyển sang HongKong vào năm 2010.
2012-2014: Heartbleed
Trên thực tế, Heartbleed không phải là virus mà chỉ là đoạn mã lỗi được viết trong OpenSSL. Những hacker đã tận dụng đoạn lỗi này để truy cập dữ liệu của người sử dụng. Tại thời điểm đó, nhiều chuyên gia nhận định các cuộc tấn công sử dụng Heartbleed là cuộc tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử khi ảnh hưởng đến 17% tất cả các website trên thế giới.
Những cuộc tấn công này cho phép hacker truy cập vào các đoạn hội thoại của người sử dụng mà họ không hề hay biết và qua đó để lại lối mở cho lần truy cập sau đó.
Đoạn mã lỗi này tồn tại suốt 2 năm trước khi bị phát hiện và bị Google Security tìm ra cách tiêu diệt vào năm 2014.
2011: Play Station Network
Hãng Sony thậm chí đã bị buộc phải ra điều trần trước Nghị viện Mỹ cũng như Ủy ban quản lý thông tin của Anh (BICO). Tập đoàn này sau đó đã phải nộp phạt 250.000 bảng Anh vì có hệ thống an ninh mạng quá kém, gây ảnh hưởng đến lợi ích khách hàng.
Theo Sony, hãng đã tốn tổng cộng 140 triệu Bảng Anh nhằm khắc phục sự cố này.
2014: Sony Picture Entertainment
Sau khi trò chơi Play Station của Sony thu hút sự chú ý của giới công nghệ vào năm 2011 do bị tấn công mạng, truyền thông một lần nữa lại hướng về hãng Sony nhưng lần này là Sony Picture Entertainment.
Một tổ chức có tên “Guardians of Peace” đã tấn công Sony Picture Entertainment và công bố những tài liệu nội bộ của hãng ra công chúng. Nhóm này cho biết đã xâm nhập vào hệ thống của công ty được 1 năm trước khi các thông tin bị công bố.
Hãng Sony đã phải chi tới 15 triệu USD để giải quyết vụ việc nhưng vẫn chưa ngăn được các thông tin nội bộ bị truyền ra ngoài.
2012-2014: Yahoo
Vào năm 2016, Yahoo thừa nhận rằng khoảng 500 triệu tài khoản của hãng đã bị các hacker đánh cắp. Vụ tấn công này đã được bí mật thực hiện từ 2 năm trước đây và công ty chỉ mới phát hiện ra gần đây, đồng thời phản ứng yếu ớt bằng cách đề nghị khách hàng đổi mật khẩu.
Tất cả dữ liệu như mật khẩu, thông tin cá nhân, số liệu tài khoản... của khách hàng lưu giữ trong tài khoản Yahoo đã bị đánh cắp. Hiện Yahoo vẫn chưa thể giải quyết triệt để cuộc tấn công này và gây ảnh hưởng đến nhiều công ty liên kết khác như My Space (thiệt hại 359 triệu USD), LinkedIn (164 triệu USD) và Adobe (152 triệu USD).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"