50% người lao động Nhật Bản có thể mất việc làm vào tay robot

    Quân Nguyễn,  

    Những ngành nghề dễ bị máy móc hóa nhất bao gồm quản lý hành chính, lái xe taxi, thu ngân, bảo vệ, bộ phận lau dọn khách sạn...

     Robot hình người của SoftBank với tên gọi “Pepper” làm việc như một hướng dẫn viên tại lối vào của Ngân hàng chi nhánh thuộc tập đoàn tài chính Mizuho.

    Robot hình người của SoftBank với tên gọi “Pepper” làm việc như một hướng dẫn viên tại lối vào của Ngân hàng chi nhánh thuộc tập đoàn tài chính Mizuho.

    Công việc được thực hiện bởi một nửa số người lao động trên toàn Nhật Bản có thể sẽ được thay thế bởi Trí thông minh nhân tạo (A.I) hay robot trong vòng 10 tới 20 năm nữa, theo một ước tính mới đây của một viện chính sách Nhật Bản và các nhà nghiên cứu tại Đại Học Oxford vương quốc Anh.

    Cùng với Michael Osborne và Carl Benedikt Frey, đồng giám đốc của dự án Oxford Martin về Công nghệ và Việc làm, viện nghiên cứu Nomura đã xem xét những tác động tiềm năng của việc tin học hóa trên 601 loại nghề nghiệp tại Nhật Bản vốn đang cung cấp việc làm cho 42,8 triệu người.

    Họ đã tính toán được số lượng nghề nghiệp mà trong đó hơn 66% lượng công việc có thể được hoàn thành bởi AI hay robot. Và 49% lượng người lao động Nhật có thể sẽ bị thay thế bởi máy tính. Những nghiên cứu tương tự cũng cho thấy tỉ lệ là 47% tại Mỹ và 35% tại Anh.

    Những ngành nghề dễ bị máy móc hóa nhất bao gồm quản lý hành chính, lái xe taxi, thu ngân, bảo vệ, bộ phận lau dọn khách sạn. Nghiên cứu thấy được những nghề này thường không yêu cầu kiến thức hay kỹ năng đặc biệt.

    Robot làm việc tại một khách sạn tại Nhật

    Nghiên cứu cũng cho thấy những ngành nghề có khả năng sẽ không bị thay thế bởi AI bao gồm y bác sỹ, giáo viên, nghiên cứu học thuật và những nghề nghiệp cần phải giao tiếp nhiều với con người như hướng dẫn viên du lịch hay tư vấn sắc đẹp.

    Nghiên cứu này đơn giản chỉ ra rằng cho dù có thể thay thế con người bằng máy móc thì cũng sẽ không ảnh hưởng tới những yếu tố như cán cân cung cầu lao động cho các thể loại ngành nghề khác nhau, theo lời của viện chính sách Nhật Bản này.

    Theo SCMP.

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ