50 tỷ USD và 3 tỷ USD: Hai con số khiến ngành AI giật mình, phải chăng "bong bóng dotcom" đã trở lại?
Cho đến hiện tại, số tiền toàn ngành công nghiệp AI trả cho NVIDIA cao gấp 17 lần số tiền mà họ thu được từ người dùng.
- Bạn đừng tưởng hệ thống AI vô tri không biết gì, chúng có thể là lỗ hổng bảo mật đấy
- Phổ cập AI tới mọi nhà: ChatGPT có thể sử dụng mà không cần tài khoản từ ngày hôm nay
- Xuất hiện cáp quang Internet nhanh nhất thế giới
- 100 tỷ USD xây dựng cơ sở siêu máy tính đắt nhất thế giới
- Hớt tay trên của NVIDIA, Samsung thuyết phục được khách hàng thay thế GPU AI bằng chip AI mới
Vào năm 2000, bong bóng dot-com tan vỡ, kết thúc giai đoạn 5 năm tăng trưởng đầy thịnh vượng với mức định giá tăng vọt và sự hào hứng quá mức của các nhà đầu tư khi rót hàng tỷ USD vào hàng loạt ứng dụng tiềm năng từ World Wide Web – dù chúng không mang lại nhiều doanh thu thực tế.
Một lần nữa, cơn sốt đó dường như đang quay trở lại khi thế giới chứng kiến sự bùng nổ của một làn sóng startup mới, lần này tập trung vào trí tuệ nhân tạo.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực AI đã tăng trưởng ổn định kể từ năm 2012, đạt 42 tỷ USD (chiếm 57% tổng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu) vào năm 2020.
Đến năm 2023, theo dữ liệu từ Crunchbase, các startup AI đã thu hút tổng cộng khoảng 50 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, chiếm một phần đáng kể của tổng số 285 tỷ USD vốn đầu tư vào các startup được theo dõi trên toàn thế giới trong năm vừa qua. Đặc biệt, riêng trong tháng Hai vừa qua, 20% trong tổng số vốn đầu tư mạo hiểm đã được rót vào các startup AI, tương đương con số 4,7 tỷ USD, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn tiền khổng lồ này cũng kéo theo mức định giá cao ngất cho hàng loạt startup về AI. Theo Wall Street Journal, startup Perplixity được định giá ở mức 1 tỷ USD, Mistral ở mức 2 tỷ USD và Cognition Labs hiện được định giá 2 tỷ USD. Inflection được định giá khoảng 4 tỷ USD, và Anthropic lần cuối được định giá ở mức 18,4 tỷ USD, theo CNBC. Trong khi đó, OpenAI có giá trị ước tính 80 tỷ USD.
Đó là chưa kể đến các công ty khác như Nvidia và Microsoft, cũng hưởng lợi từ làn sóng AI này. Vào tháng 3 năm 2023, Nvidia có giá trị vốn hóa chưa đến 700 tỷ USD. Hiện nay, công ty được định giá 2,25 nghìn tỷ USD. Năm ngoái vào thời điểm này, Microsoft được định giá chỉ trên 2.000 tỷ USD. Tính đến chiều thứ Hai, vốn hóa của công ty ở mức 3,14 nghìn tỷ USD.
Giữa niềm hân hoan của giới đầu tư AI, một báo cáo mới lại cho thấy có thể họ đang ăn mừng quá sớm. Mới đây quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Sequoia công bố một báo cáo cho thấy, trong cả năm 2023, ngành công nghiệp AI đã chi đến 50 tỷ USD để mua các GPU AI từ NVIDIA nhằm phục vụ việc xây dựng các máy chủ huấn luyện và vận hành AI. Trong khi đó, toàn ngành công nghiệp chỉ mang về 3 tỷ USD doanh thu từ khoản đầu tư này.
Một báo cáo khác từ PagerDuty cũng phát hiện ra rằng 100% lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp tham gia khảo sát quan ngại về yếu tố an ninh liên quan đến AI; 98% trong số đó đã tạm dừng các sáng kiến AI nội bộ cho đến khi những mối quan tâm này được giải quyết một cách thích hợp.
Không quá bi quan về cơn sốt AI là ông Gene Munster, đồng sáng lập quỹ Deepwater Management. Trong một dòng tweet được đăng tải vào thứ Hai vừa qua, ông cho rằng: "Một chương mới của quá trình tạo ra giá trị cho AI mới chỉ bắt đầu." Xa hơn nữa, ông cho rằng "chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một thị trường tăng trưởng 3-5 năm sẽ kết thúc bằng một bong bóng."
Quan điểm cho rằng ngành AI đang hướng tới việc trở thành một quả bong bóng được nhà khoa học về trí tuệ và đồng thời là một nhà nghiên cứu AI, Gary Marcus chia sẻ.
Trong một bài đăng gần đây, ông Marcus cho rằng ngành AI hiện đang đối mặt với ba vấn đề cốt lõi: một, phần mềm tốn kém phát triển nhưng không tạo ra lợi nhuận tương xứng, hai, phần mềm có lỗ hổng an ninh sâu rộng, và ba, ảo giác AI không biến mất, khiến các công cụ AI không đáng tin cậy cho nhiều trường hợp sử dụng.
"Toàn bộ ngành công nghiệp dựa trên sự cường điệu," ông nói.
Để sự cường điệu hiện tại phù hợp với giá trị, Marcus nói rằng ít nhất phải có một công ty xác định được vấn đề và đưa ra giải pháp cho vấn đề đó. Đồng thời vẫn có thể thu thêm phí của khách hàng cũng như mang lại sự tự tin cho người dùng vào tính bảo mật và ổn định của phần mềm.
Ông không kỳ vọng điều này sẽ xảy ra. "Nếu không ai (OpenAI, Google, hoặc bất kỳ ai khác) thực sự tạo ra một bước nhảy vọt vào cuối năm 2024, giải quyết hầu hết các vấn đề quan trọng về độ tin cậy, ảo giác, rò rỉ dữ liệu và bảo mật, bong bóng AI có thể bắt đầu vỡ vào thời điểm này năm sau," ông Marcus nói. "GenAI vẫn sẽ tồn tại và tìm ra cách ứng dụng, nhưng giá trị và sự hứng thú có thể giảm bớt, chỉ tái xuất khi những tiến bộ thực sự được thực hiện."
Điều tương tự cũng đã xảy ra với internet. Cho dù bong bóng internet đã tan vỡ vào năm 2000 với sự sụp đổ của hàng loạt startup, nhưng chỉ không lâu sau đó, internet đã chứng minh được sự cần thiết của mình và trở thành nền tảng không thể thiếu cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Liệu điều đó có lặp lại với AI tạo sinh hay không?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín