53 tỷ USD - Giấc mơ chip khổng lồ của Mỹ: Muốn 8 năm tới sản lượng tăng gấp 3, không cần nhập khẩu từ châu Á, cơ sở 20 tỷ USD sẽ lớn mạnh thành 100 tỷ USD
Đạo luật Chip trị giá 53 tỷ USD tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào chất bán dẫn do nước ngoài sản xuất.
- Xiaomi ra mắt Redmi 13 4G: Chip Helio G91 Ultra, camera 108MP
- Qualcomm khẳng định Snapdragon X Elite bản PC vượt mặt loạt chip từ Intel và AMD: Nhanh hơn, mát hơn, tốn ít điện hơn
- NVIDIA ra mắt con chip AI mạnh nhất thế giới: Từ Blackwell đến Rubin, cuộc đua phần cứng trí tuệ nhân tạo mới đang bắt đầu
- Nga tự phát triển máy quang khắc chip đầu tiên, có khả năng sản xuất chip 350nm
- Nvidia 'mất đất' ở Trung Quốc, Huawei thừa thắng chiếm thị phần chip AI
Hai năm sau nỗ lực trị giá gần 53 tỷ USD nhằm củng cố ngành công nghiệp chip, sức ảnh hưởng của chương trình ngày càng trở nên rõ ràng: Các công ty lớn sản xuất chip tiên tiến hưởng lợi, song vẫn nhận thức được sâu sắc giới hạn của đồng tiền.
Đạo luật Chips, được thông qua vào năm 2022 nhằm tái khởi động hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong nước, được cho là sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất chip ở Mỹ. Tuy nhiên, ngay từ trong giai đoạn đầu, kế hoạch đã bị thách thức bởi nhiều đối thủ xứng tầm, tính phức tạp của chính trị cũng như chi phí khổng lồ của quá trình sản xuất chip.
Trong bài phát biểu tại Liên bang vào tháng 3, Tổng thống Joe Biden đã chỉ ra rằng tình hình thiếu hụt chip nghiêm trọng thời kỳ đại dịch đã khiến giá điện thoại di động và ô tô tăng cao. Chính vì vậy, thay vì nhập khẩu những con chip đó, các công ty tư nhân hiện đang đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ.
Theo một nghiên cứu mới của Tập đoàn Tư vấn Boston do Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn ủy quyền, lượng chip được sản xuất tại Mỹ được dự báo sẽ tăng gấp 3 vào năm 2032. Đà bùng nổ xây dựng sẽ nâng tỷ trọng sản xuất chip toàn cầu của Mỹ lên khoảng 14% vào năm 2032, so với mức 12% vào năm 2020. Cú nhích khiêm tốn phần nào cho thấy các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp chip tương ứng như thế nào.
Jimmy Goodrich, cố vấn cấp cao về phân tích công nghệ của Rand, cho biết số vốn đầu tư khổng lồ sẽ mang lại cho Mỹ động lực lớn lao trong việc sản xuất những con chip tiên tiến nhất, đồng thời thay đổi quỹ đạo ngành công nghiệp vốn đã tụt hậu. Boston Consulting ước tính nếu không có chương trình này, thị phần của Mỹ sẽ giảm xuống còn 8% vào năm 2032.
“Đạo luật Chips sẽ đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo ổn định hơn”, Goodrich nói và cho biết các khoản tài trợ tập trung chủ yếu vào các nhà máy sản xuất chip tiên tiến đòi hỏi vốn hàng chục tỷ USD.
Mike Schmidt, giám đốc Văn phòng Chương trình Chip, cho biết: “Nhờ Đạo luật Chips, mọi công ty có khả năng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hàng đầu trên quy mô lớn. Chúng tôi đã củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng cũng như an ninh quốc gia”.
Loạt nhà máy sản xuất chip mới – còn gọi là fab – đang mọc lên như nấm ở Arizona, Texas, New York, Oregon và Ohio. Chính phủ đã nhận được hàng trăm đơn xin tài trợ, trong đó, khoản vốn lớn nhất dành cho Intel (công ty đã nhận được khoản tài trợ lên tới 8,5 tỷ USD cho một số dự án), Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, Samsung Electronics và Micron Technology. Mỗi công ty được phân bổ hơn 6 tỷ USD cho các dự án.
“Chúng ta phải tìm ra cách thông qua mọi đòn bẩy để thúc đẩy các công ty phát triển lớn mạnh hơn. Tôi cần Intel suy nghĩ về việc biến cơ sở trị giá 20 tỷ USD ở Ohio thành một nhà máy trị giá 100 tỷ USD”, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo nói.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang đầu tư hơn 65 tỷ USD xây dựng nhà máy ở Arizona. Samsung đang đầu tư khoảng 45 tỷ USD vào Texas trong khi Micron, một nhà sản xuất bộ nhớ, đang lên kế hoạch xây dựng các cơ sở mới trị giá lên tới 125 tỷ USD ở New York và Idaho.
Các nhà điều hành ngành phần lớn hài lòng với việc triển khai chương trình, ngay cả khi tranh chấp lao động, chi phí cao và các cuộc đánh giá môi trường khiến tiến độ bị chậm lại. Số khác thì cho rằng sự thành công của chương trình vẫn còn khá mông lung.
Đạo luật Chip trị giá 53 tỷ USD tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào chất bán dẫn do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên, chi phí khổng lồ phục vụ cho các nhà máy có thể là điểm hạn chế lớn. Theo WSJ, một nhà máy sản xuất chip tiên tiến có thể tiêu tốn hơn 20 tỷ USD. Stacy Rasgon, một nhà phân tích tại Bernstein Research, ước tính hơn 1 nghìn tỷ USD đã được chi cho thiết bị sản xuất chip trong toàn bộ lịch sử ngành.
Theo các chuyên gia, việc chính phủ Mỹ và châu Âu tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất chip cho thấy sự công nhận của giới chức, rằng chất bán dẫn không chỉ quan trọng đối với an ninh quốc gia, hệ thống vũ khí tiên tiến, mà còn đối với cả cuộc sống hàng ngày.
Các Giám đốc điều hành kỳ vọng doanh thu toàn cầu sẽ tăng gấp đôi lên hơn 1 nghìn tỷ USD/năm trong thập kỷ tới, qua đó tạo cơ sở cho các khoản đầu tư khổng lồ. Ngân sách chi tiêu cũng đang được thúc đẩy bởi nhiều biện pháp khuyến khích xây dựng nhà máy ở Mỹ và Châu Âu, với hy vọng chuyển trọng tâm toàn ngành ra khỏi Châu Á.
Được biết trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, các công ty bán dẫn đã đề xuất hơn 40 dự án trị giá gần 200 tỷ USD trên khắp cả nước. Chúng được kỳ vọng sẽ có thể tạo ra 40.000 việc làm, theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn.
“Vị thế của các nhà máy sản xuất chip trong 5 thập kỷ tới sẽ trở nên vô cùng quan trọng”, Giám đốc điều hành Pat Gelsinger cho biết hồi tháng 10.
Trước đây, khi dầu mỏ trở thành trụ cột của các nền kinh tế công nghiệp vào những năm 1900, Mỹ được coi là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Công cuộc đảm bảo nguồn cung cho chất bán dẫn khá phức tạp bởi chúng có nhiều loại, biến động giá không ngừng và phụ thuộc phần lớn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với quy mô kinh tế, Mỹ không thể tự sản xuất toàn bộ.
Theo Boston Consulting Group và SIA, thị phần Mỹ trong sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% vào năm 2020. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc đại lục tăng từ khoảng 0 lên khoảng 15%. Đài Loan và Hàn Quốc mỗi nước chiếm hơn 20%, trong đó, nổi bật nhất là TSMC.
“Không có nhà sản xuất hàng đầu nào tại Mỹ. Chúng tôi muốn đưa Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và tạo ra động lực tự duy trì trong tương lai. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một trong các mục tiêu rất tham vọng”, Mike Schmidt, người đứng đầu văn phòng Bộ Thương mại cho biết.
Theo: WSJ, Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Trải nghiệm Tineco Floor One Stretch S6: Lau hút khô ướt là chuyện thường, tự giặt, tự sấy bằng khí nóng, khớp gập 180 độ linh hoạt