6 điều cha mẹ nên làm để nuôi dạy con thành một thiên tài

    Phuonlinn,  

    Mặc dù không hề có một công thức chính xác nào để “tạo nên” một thiên tài, nhưng một nghiên cứu tâm lý học gần đây đã chỉ ra một số yếu tố có thể giúp các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thành công.

    Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều mong con của họ không gặp phải những rắc rối, thể hiện tốt ở trường học, và đạt được nhiều thành công khi chúng trưởng thành.

    Mặc dù không hề có một công thức chính xác nào để “tạo nên” một thiên tài, nhưng một nghiên cứu tâm lý học gần đây đã chỉ ra một số yếu tố có thể giúp các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thành công.

    Và những yếu tố này phần lớn tới từ cha mẹ. Hãy cùng xem xem đó là gì.

    1. Để trẻ làm các công việc nhà

    Nếu trẻ không tự rửa bát đĩa, có nghĩa là chúng đang đợi ai đó làm cho mình.” Bà Julie Lythcott-Haims – Nguyên trưởng khoa đại cương – Đại học Stanford, và là tác giả của cuốn “Làm sao để nuôi dạy con trưởng thành” chia sẻ trong một sự kiện.

    “Và cứ thế, chúng dần mặc định đó không phải nhiệm vụ của mình. Nhưng hãy nhớ rằng bất cứ công việc nào cũng cần phải hoàn thành, và mỗi người đều cần có trách nhiệm để làm mọi việc tốt và hoàn thiện hơn.”, bà cho biết.

    Bà Lythcott-Haims tin rằng đứa trẻ biết làm việc nhà sẽ có thể trở thành một nhân viên tốt, hợp tác tốt với đồng nghiệp trong tương lai. Chúng hiểu rõ bản thân đang gặp những khó khăn gì, và có khả năng làm việc độc lập cao.

    Điều này được bà lấy cơ sở từ Havard Grant Study – nghiên cứu dài nhất và toàn diện nhất từng được thực hiện trên thế giới.

    Qua những công việc nhà như đổ rác, giặt quần áo, lũ trẻ sẽ hiểu được rằng mình phải tự làm mọi việc dù là nhỏ nhất trong cuộc sống để trở thành một phần trong chính cuộc sống này.” – bà cho biết.

    2. Dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp

    Các nhà nghiên cứu tới từ trường Đại học Bang Pennysylvania và Đại học Duke đã quan sát và theo dõi hơn 700 đứa trẻ từ nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, từ độ tuổi mẫu giáo tới năm 25 tuổi. Họ đã rút ra mối quan hệ khăng khít giữa kỹ năng giao tiếp từ khi học mẫu giáo và thành công chúng đạt được khi trưởng thành.

    Nghiên cứu kéo dài trong 20 năm này đã chỉ ra rằng những đứa trẻ hòa đồng với mọi người xung quanh, tính hợp tác tốt, thấu hiểu và đồng cảm với mọi người, có thể tự giải quyết các vấn đề,… thì sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp Đại học và kiếm một công việc ổn định trước tuổi 25 hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ hạn chế về kỹ năng mềm thường có xu hướng sa đà vào các tệ nạn xã hội, hay thậm chí là bị đưa vào trại cải tạo.

    Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, để đem lại cho các em một cuộc sống lành mạnh, một tương lai sáng lạn hơn.”, ông Kristin Schubert – giám đốc dự án của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation – nhà tài trợ của công trình nghiên cứu cho biết.

    Trong những năm đầu đời, các kỹ năng này có thể quyết định tương lai của trẻ, đi học hay bị đưa vào trại cải tạo, đi làm hay sa đà vào nghiện ngập?”

    3. Đặt niềm tin vào các con

    Qua những số liệu từ cuộc điều tra về 6.600 đứa trẻ trên khắp cả nước vào năm 2001, giáo sư Neal Halfon của đại học California tại bang Los Angeles cùng đồng nghiệp đã nhận định rằng kỳ vọng của cha mẹ chính là động lực học tập cho con cái.

    Khi cha mẹ càng đặt kỳ vọng vào con mình, họ sẽ càng cố gắng dạy dỗ chúng để đạt được kỳ vọng ấy, điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào thu nhập hay khả năng tài chính của họ.”, vị giáo sư nhận định.

    Điều này cũng tương đương với một hiện tượng tâm lý học khác, được gọi là Hiệu ứng Pygmalion mà theo đó, những gì chúng ta mong muốn và cho rằng nó là sự thật, rồi sẽ đến một ngày điều đó biến thành sự thật cho xem

    Như vậy nghĩa là, đứa trẻ sẽ lớn lên theo cách mà bố mẹ chúng mong muốn.

    4. Tạo dựng mối quan hệ tốt với các con

    Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc thường có hướng phát triển không tích cực như một đứa trẻ có điều kiện được sống trong gia đình hòa thuận, theo một nghiên cứu của trường Đại học Illinois.

    Giáo sư Robert Hughes – trưởng khoa Phát triển Con người và Cộng đồng thuộc Đại học Illinois, cũng là tác giả của nghiên cứu này – lưu ý rằng những đứa trẻ sống với bố hoặc mẹ đơn thân thâm chí cũng phát triển tốt hơn so với khi sống trong một gia đình mà bố mẹ thường xuyên cãi vã.

    Ông còn cho biết sự mâu thuẫn giữa các cặp cha mẹ trước khi ly hôn đem lại cho trẻ những ảnh hưởng hết sức tiêu cực, trong khi đó, các mâu thuẫn hậu ly hôn lại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ.

    Một nghiên cứu chỉ ra rằng, hậu ly hôn, khi người cha không có quyền giám hộ cho đứa trẻ, mà vẫn thường xuyên quan tâm tới con, và ít khi xảy ra mâu thuẫn với mẹ đứa bé, thì đứa bé vẫn có thể phát triển tốt. Nhưng khi mâu thuẫn nảy sinh, việc người cha thường xuyên tới thăm con có thể sẽ khiến trẻ phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

    Trong một nghiên cứu khác, những người ở độ tuổi 20 đã từng trải qua việc cha mẹ chia tay khi còn nhỏ vẫn cảm thấy bị tổn thương dù đã 10 năm trôi qua. Những đứa trẻ lớn lên trong cuộc hôn nhân đổ vỡ thường mang cảm giác mất mát và tiếc nuối.

    5. Nâng cao học vấn của chính mình

    Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 bởi nhà tâm lý học Sandra Tang, Đại học Michigan, cho rằng người mẹ có trình độ học vấn thế nào thì con của họ cũng sẽ như vậy.

    Khảo sát trên hơn 14.000 đứa trẻ học mẫu giáo từ năm 1998 đến 2007, học thuyết cho biết những đứa trẻ được sinh ra khi người mẹ ở tuổi vị thành niên (18 tuổi hoặc trẻ hơn) có xu hướng ít khả năng hoàn thành bậc học phổ thông hay đi học đại học hơn so với những đứa trẻ khác.

    Ngoài ra, trong một nghiên cứu vào năm 2009, nhà tâm lý học Eric Dubow thuộc Đại học Bowling Green State tìm ra rằng trình độ học vấn của bố mẹ khi đứa trẻ 8 tuổi có thể hé lộ đáng kể về con đường học vấn và sự nghiệp của chúng trong 40 năm sau.

    6. Dạy con học toán từ khi còn nhỏ

    Một cuộc khảo sát về 35.000 trẻ em mẫu giáo năm 2007 tại các nước Mỹ, Canada, và Anh đã đưa ra kết quả phân tích rằng việc phát triển kỹ năng tính toán sớm cho trẻ có thể đem lại những lợi ích rất lớn.

    Việc rèn luyện tư duy toán học cho bé có thể bắt đầu từ việc học các con số và thứ tự của chúng, các khái niệm, phép tính cơ bản. “Không chỉ giúp trẻ học tốt môn toán, việc thành thạo các kỹ năng toán học còn giúp chúng đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai.”, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu, nghiên cứu sinh của trường Đại học Northwestern – Greg Duncan chia sẻ.

    Tham khảo Techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ