6 lí do “củ chuối” khiến bạn rớt phỏng vấn xin việc
Dù đã dành phần lớn thời gian, tâm huyết và chuẩn bị rất cẩn thận cho buổi phỏng vấn, thậm chí trả lời suôn sẻ cả những câu hỏi "hóc búa" nhất của nhà tuyển dụng nhưng nhiều ứng viên vẫn rớt phỏng vấn xin việc.
Bạn không đạt được kết quả mong muốn trong các cuộc phỏng vấn tìm việc làm lương cao tại Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM hay bất kỳ nơi nào khác có thể là vì 6 lí do "củ chuối" sau.
Tham gia phỏng vấn muộn
Đến trước 10 tới 15 phút khi buổi phỏng vấn diễn ra là một nguyên tắc mà ứng viên nào cũng biết. Tuy nhiên, có người vẫn tới muộn 30 phút với mồ hôi nhễ nhại và tóc tai bung xù. Lý do phần lớn sẽ là không tìm thấy địa chỉ công ty, tắc đường, xe hỏng thậm chí ngủ quên.
Thực tế, nhiều bạn vì áp lực phải chuẩn bị buổi phỏng vấn mà thức ngày thức đêm, căng thẳng không ăn không ngủ. Điều này dẫn đến sức khỏe giảm sút. Đến ngày phỏng vấn thì vì thức khuya nên không dậy đúng giờ. Điều này khiến ứng viên không có được thiện cảm và sự thu hút đồng thời nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thiếu chuyên nghiệp và không có kỹ năng quản lý thời gian.
Chuẩn bị quá kỹ câu trả lời
Thực tế này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nhiều bạn mắc phải. Nhiều ứng viên dành cả tuẩn để sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn. Họ dành thời gian tìm hiểu về công ty, người phỏng vấn và nghiên cứu từng yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Họ tỉ mẩn soạn từng câu hỏi và nội dung câu trả lời rồi học thuộc lòng và luyện tập trả lời nhiều giờ trước gương.
Vì chuẩn bị quá kỹ, vì đã thuộc bài nên khi vừa được đặt câu hỏi, ứng viên đã trả lời như một cái "máy" không nghỉ mà quên rằng, đôi khi câu hỏi đặt ra không phải để tìm đáp án mà chỉ là muốn xem cách phản ứng, giải quyết vấn đề của họ.
Không mang hồ sơ xin việc
Ứng viên chuẩn bị CV rất kỹ càng, chỉn chu nhưng đến buổi phỏng vấn trực tiếp thì không mang theo. Họ chủ quan nghĩ nhà tuyển dụng đã có CV và đã đọc thông tin trên email ứng tuyển.
Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của ứng viên. Bởi thường người lọc hồ sơ ứng viên là nhân sự tuyển dụng. Còn người phỏng vấn lại là quản lý, cấp trên của họ hoặc trưởng phòng ban nơi bạn sẽ làm việc nếu được chọn. Những người này ít có thời gian để tìm hiểu trước và họ cần CV khi bắt đầu phỏng vấn để hình dung sơ qua về "chân dung" ứng viên. Vậy nên, việc không mang theo CV tưởng không quan trọng lại trở thành nguyên nhân khiến bạn rớt phỏng vấn xin việc.
Khoe người thân làm chức cao trong công ty
"Tôi có quen anh A hiện đang là trưởng phòng" hay "Tôi là người nhà của giám đốc công ty" đều là những câu nói vô cùng tối kị. Câu nói này khiến nhà tuyển dụng vừa cảm thấy "bị coi thường", vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng của ứng viên dành cho buổi phỏng vấn. Đồng thời nó cũng phản ánh năng lực kém cỏi, sự thiếu tự tin của ứng viên nên lấy "người thân" là chỗ dựa.
Đôi khi cũng có ứng viên quá tự tin nghĩ buổi phỏng vấn chỉ mang tính hình thức mà buột miệng khoe mối quan hệ của họ với lãnh đạo công ty. Tưởng chừng được nhà tuyển dụng ưu ái hơn nhưng thực tế điều này lại khiến họ bị "trượt vỏ chuối".
Câu hỏi vượt quá phạm vi
Nhiều ứng viên kỳ vọng nhà tuyển dụng sẽ hỏi hết những nội dung đã chuẩn bị. Khi nhà tuyển dụng không hỏi đến thì họ chủ động đặt câu hỏi mà không biết rằng, điều quan trọng không phải hỏi nhiều là tốt, trả lời nhiều là ghi điểm.
Chưa kể có những nội dung không nên hỏi. Ví dụ "Công ty có kế hoạch gì cho 5 năm tới?", "Có phải do làm ăn thua lỗ nên công ty chuyển qua kinh doanh lĩnh vực này?". Những câu hỏi này không khác gì một dạng điều tra về công ty. Nó vượt quá phạm vi của ứng viên và cho thấy ứng viên không khéo léo trong giao tiếp.
Trang phục quá nổi bật
Nhiều bạn muốn phải thật nổi bật so với ứng viên khác và cần gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng nên dành nhiều thời gian lựa chọn trang phục. Họ chọn chiếc váy như đi lễ hội thậm chí còn đầu tư làm tóc, thuê trang điểm… mà quên đi yếu tố phù hợp.
Thực tế trang phục phỏng vấn cần dựa vào yêu cầu của bên tuyển dụng. Nếu không có yêu cầu riêng thì bạn cần đảm bảo trang phục trang nhã, lịch sự và hài hòa với nhà phỏng vấn, môi trường phỏng vấn.
Trên đây là 6 lý do khiến bạn dẫu đã chuẩn bị kỹ nhưng vẫn rớt phỏng vấn xin việc. Hi vọng sau chia sẻ này bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm quý trong quá trình tìm việc và đạt được kết quả tốt hơn vào lần tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming