7 bộ điều khiển game quái dị nhất trong lịch sử

    Ryankog,  

    Đôi khi, sự cách điệu và đột phá sẽ không đem lại tác dụng như mong muốn, đó là trường hợp của những bộ điều khiển game này.

    Tay cầm điều khiển từ trước đến giờ vẫn là cách chủ yếu mà chúng ta dùng để tương tác với game. Và chúng chẳng có quá nhiều thay đổi kể từ giữa những năm 1980.

    Cần analog và cò bấm được thêm vào các tay cầm trong giữa thập niên 90 để đón chào bước chuyển mình của thế giới game từ 2D sang 3D. Nhưng đây cũng chỉ là một thêm thắt phụ, về cơ bản tay cầm vẫn như xưa với các nút điền khiển và nút di chuyển.

    Trong vài trường hợp, như với các tựa game phổ biến như “Dance Dance Revolution” hay “Guitar Hero”, sẽ có những biến thể tay cầm phù hợp để chơi game hơn.

    Trong lịch sử, đã từng có nhiều mẫu tay cầm khác thường mà những hãng sản xuất hứa hẹn là sẽ thay đổi cách mà người dùng chơi game và thất hứa. Dưới đây là những bộ điều khiển có thiết kế “quái” nhất mà lịch sử ngành game từng tạo ra.

    Atari Mindlink

    Bộ điều khiển này chưa bao giờ được thương mại hóa, nhưng vào giai đoạn phát triển thì Atari đã hứa hẹn rằng nó sẽ cho phép game thủ chơi game bằng ý nghĩ. Trên thực tế thì Mindlink chỉ chuyển đổi cử động của trán người đeo thành hành động trong game.

    Chỉ có 6 mẫu thử nghiệm từng được tạo ra, và nó đã được triển lãm tại CES 1984. Nhưng bất kỳ ai sử dụng Mindlink đều cho rằng nó gây nhức đầu, vì vậy kế hoạch thương mại hóa bộ điều khiển này đã bị hủy bỏ.

    Fragmaster

    Fragmaster là một bộ điều khiển mong muốn mang hai thứ phổ biến lại với nhau, đó chính là chuột và bàn phím. Và ý tưởng nghe có vẻ khá tuyệt vời này đã thất bại. Thay vì sử dụng một con chuột gọn nhẹ thì các game thủ phải di chuyển cả một bộ điều khiển.

    Để thực hiện những pha bắn súng hay các hành động khác thì bạn nhấn các nút trên Fragmaster. Trên thực tế, những con chuột truyền thống mang lại sự chính xác cao hơn, khiến cho Fragmaster trở thành một sự lựa chọn tồi cho game thủ đam mê bắn súng, cũng chính là khách hàng mà nó muốn nhắm tới.

    Resident Evil Chainsaw Controller

    Resident Evil 4 là một trong những tựa game hành động kinh dị hay nhất mọi thời đại, và chiếc tay cầm hình cưa máy đặc trưng của game cũng chính là một trong những tay cầm mang đến cơn ác mộng cho game thủ khi điều khiển nhất từng được biết đến.

    Hai cán tay được bố trí quá xa nhau, các nút bấm cũng được thiết kế ở những vị trí khó bấm. Với sự bất tiện đến kinh khủng khi sử dụng, nên chiếc tay cầm đẹp mắt này được dùng để khoe là chính.

    Tony Hawk Ride Skateboard

    Kể từ những ngày đầu tiên của dòng game Tony Hawk’s Pro Skater, thì Tony Hawk đã tham gia vào quá trình thử nghiệm của game. Hawk còn giới thiệu một chiếc ván trược “chính chủ” cho game Tony Hawk: Ride, nhưng chất lượng quá kém của nó khiến cả cái tên “Tony Hawk” cũng không thể bù đắp được.

    Được ra mắt trong thời gian máy chơi game Wii đang nổi đình nổi đám, chiếc ván trượt này muốn mang lại cho người chơi trải nghiệm như đang trượt ván thật sự, nhưng cách sử dụng lại quá khó khăn. Chiếc ván trượt này là cách duy nhất mà người chơi có thể sử dụng với game “Tony Hawk: Ride”, và tất nhiên điều này khiến game có doanh số cực kỳ tệ hại.

    Steel Battalion Controller

    Nếu chiếc ván trượt trong Tony Hawk: Ride mong muốn người chơi có thể thả mình vào game một cách thoải mái nhất (và thất bại) thì bàn điều khiển của Steel Battalion lại hoàn toàn trái ngược. Nó cho bạn biết thế nào là sự phức tạp của việc điều khiển một con robot. Cần điều khiển, nút bấm, nút vặn, tất cả đều nằm la liệt trên chiếc bàn điều khiển này. Thậm chí nó còn có nút để bật…tấm chắn gió trong game.

    Bạn có thể so sánh nó với chiếc tay cầm Xbox để thấy được sự khác biệt giữa kích cỡ và sự rối rắm của bàn điều khiển kia, bạn có thể chơi game chỉ với tay cầm thường. Đó là chưa kể tấm hình trên vẫn còn thiếu sự hiện diện của ba bàn đạp trong bàn điều khiển.

    Guitar Hero Grip

    “Guitar Hero” là một trong số ít những dòng game có bộ điều khiển chuyên dụng chất lượng cao. Hãng phát triển của game “Guitar Hero: On Tour” đã cố gắng mang sự thành công này lên chiếc máy chơi game cầm tay Nintendo DS, nhưng nó quá nhỏ để sử dụng.

    Game thủ sẽ gắn tay cầm Grip vào sau máy DS và cố định quanh tay bằng dây, người chơi sẽ bấm vào các phím trên Grip để thực hiện những đoạn nhạc trong game, và cố không quá mạnh tay để khiến máy DS vô tình bị gập lại. Trước khi chính thức ra mắt thì Guitar Hero Grip nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, nhưng thật tế nó chỉ để lại nốt nhạc lỗi trong lòng người chơi.

    Power Glove

    Có thể nói đây là thảm họa nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành game. Power Glove được làm ra với ý tưởng là người dùng có thể điều khiển game bằng chuyển động của tay. Hai bộ truyền tín hiệu sẽ kết nối với ba cảm biến để biến chuyển động của tay thành hành động trong game. Nhưng kết nối này lại không mạnh và công nghệ lúc đó chưa đủ để chuyển hóa cử động của người chơi một các chính xác.

    Tệ hơn nữa, chỉ có hai game hỗ trợ Power Glove là “Super Glove Ball”“Bad Street Brawler”, cả hai đều phải mua riêng, khiến cho chi phí để chơi bằng bộ điều khiển này rất cao.

    Adapter cho xe hơi của máy Wii

    Dù không hẳn là một bộ điều khiển nhưng thiết bị này cũng muốn thay đổi cách mà người dùng thưởng thức game. Thay vì ngồi nhà để chơi game thì với adapter này, bạn có thể chơi Wii ở một nơi khác: trên xe.

    Tất nhiên là bạn vẫn cần phải tìm cách để dùng màn hình TV, nhưng điều thật sự khiến cho thiết bị này gây khó hiểu là nó được dùng với máy Wii, một máy chơi game điều khiển chủ yếu bằng chuyển động. Và múa máy tay chân trong xe thì có vẻ không ổn lắm. Có lẽ nếu nó dùng với máy Wii U thì "thân thiện với xe" hơn.

    Tham khảo: Businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ