7 điểm cần lưu ý nếu muốn chụp chân dung đẹp với đèn studio
Chỉ cần tránh những lỗi cơ bản trong việc thiết lập ánh sáng, chúng ta hoàn toàn có thể chụp được những bức ảnh chân dung đẹp và tự nhiên.
Chụp ảnh chân dung trong studio cho chúng ta lợi thế rất lớn khi ta hoàn toàn kiểm soát được ánh sáng trong trong suốt quá trình chụp. Điều nay giúp chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo để chụp được những bức ảnh ưng ý.
Muốn chụp chân dung đẹp trong studio cần chú ý những gì
Khi chụp trong studio chắc chắn chúng ta không tránh khỏi gặp các lỗi cơ bản trong việc thiết đặt ánh sáng. Nhiếp ảnh gia Antti Karppinen (đến từ Phần Lan) đã đưa ra 7 lỗi thường gặp và giúp chúng ta giải quyết chúng.
#1. Nguồn sáng chính được đặt quá thấp
Nguồn sáng chính (main light hay còn gọi là key light) là nguồn sáng chủ yếu của bức ảnh. Cho dù có bao nhiêu cách sáng tạo ánh sáng nhưng trong một bức ảnh luôn luôn sẽ có một nguồn sáng chính.
Ảnh chụp do nguồn sáng chính đặt quá thấp
Khi đặt nguồn sáng này ở thấp sẽ tạo nên phần bóng đổ nhiều ngay phần cánh mũi của chủ thể. Nó làm cho khuôn mặt trở nên gai góc.
Phần bóng đổ trên mũi quá lớn
#2. Nguồn sáng chính được đặt quá cao
Khi nguồn sáng chính được đặt quá cao sẽ làm bóng đổ nhiều trên khuôn mặt ở những vùng như hốc mắt, mũi, phần dưới gò má. Nó khiến gương mặt bị tối đi rất nhiều và không phù hợp với một bức ảnh chân dung.
Ảnh do nguồn sáng chính đặt quá cao
Để tránh hai lỗi này chúng ta có thể đặt nguồn sáng chính theo nguyên tắc 45-45-45. Đó chính là đặt nguồn sáng hướng xuống chủ thể theo góc 45 độ. Máy ảnh và nguồn sáng chính cũng hợp thành một góc 45 độ ở vị trí của chủ thể.
Nguyên tắc 45-45-45
#3. Nguồn sáng phụ đặt sai vị trí và công suất
Nguồn sáng phụ thường được sử dụng để làm giảm những phần bóng đổ trên khuôn mặt chủ thể nhưng không làm ảnh hướng đến nguồn sáng chính.
Fill light đặt sai vị trí và công suất quá lớn
Khi nguồn sáng phụ đặt sai vị trí sẽ dẫn đến việc tạo ra 2 điểm sáng catchlight (điểm sáng trong mắt chủ thể). Điều này làm mắt của chủ thể không được "tự nhiên" và thiếu biểu cảm.
2 điểm catchlight tạo ra vì có fill light
Hơn nữa, nếu nguồn sáng phụ này đánh với công suất quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sáng chính. Khi đó bức ảnh sẽ trở nên "phẳng" và chủ thể bị mất "khối" không còn cảm giác tự nhiên.
Để tránh tình trạng này, nguồn sáng phụ thường được đặt phía sau máy chụp ảnh hoặc trong vùng bên phải giữa máy ảnh và nguồn sáng chính. Nguồn sáng phụ sẽ được căn chỉnh công suất thấp hơn so với nguồn sáng chính.
Vị trí đặt fill light thường là bên phải giữa máy ảnh và nguồn sáng chính hoặc sau máy ảnh
#4. Nguồn sáng phụ sau tạo nên "nose light"
Nguồn sáng phụ sau thường được dùng để tách chủ thể nổi lên so với nền bằng cách tạo nên ánh sáng ven bao quanh chủ thể. Nhưng nếu đặt không đúng cách nguồn sáng này sẽ tạo nên "nose light" – một vùng sáng nằm trên mũi chủ thể và tạo bóng đổ ngay mắt của chủ thể.
"Nose light" xuất hiện ở cánh mũi bên phải chủ thể
Cách xử lý đơn giản đó là chúng ta đưa nguồn sáng này lùi ra xa chủ thể hơn, đến khi nào "nose light" nhẹ đi đến mức chấp nhận được.
#5. Nguồn sáng phụ sau quá mạnh
Nguồn sáng phụ sau mặc dù tạo ven cho chủ thể nổi bật hơn nhưng nếu công suất của nó quá cao thì sẽ làm mất chi tiết của chủ thể. Vì vậy cần điều chỉnh công suất nguồn sáng phụ sau cho phù hợp.
Nguồn sáng phụ sau quá mạnh
#6. Nguồn sáng phụ sau tạo "flare" cho bức ảnh
"Flare" thường để chỉ một luồng sáng không mong muốn lọt vào trong ảnh và làm giảm tương phản của ảnh. Nó có thể xuất hiện do nguồn sáng phụ sau đặt chưa đúng vị trí, cần được điều chỉnh lại.
Flare do nguồn sáng phụ phía sau tạo ra
#7. Nền bức ảnh quá sáng
Nếu chúng ta chụp với phần nền quá sáng sẽ làm mất chi tiết cũng như tương phản của ảnh. Chủ thể trong ảnh cũng không còn được nổi bật.
Những lưu ý phía trên là những lỗi sai cơ bản chúng ta thường gặp khi mới bắt đầu chụp với ánh sáng studio. Tránh những lỗi này sẽ giúp chúng ta có được bức ảnh chân dung đẹp và tự nhiên nhất.
Theo Petapixel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?